Mỗi công trình kiến trúc ở Huế là một tác phẩm nghệ thuật hoàn chỉnh, thể hiện những yếu tố triết lý, tâm linh và giá trị thẩm mỹ riêng. – Du lịch
Kiến trúc ở Huế phong phú, thể hiện ở khối các công trình đồ sộ dưới triều Nguyễn, bên cạnh đó là các kiến trúc dân gian, kiến trúc tôn giáo và đền miếu… Trong đó, kinh thành Huế là một trong số các di tích thuộc cụm Quần thể di tích Cố đô Huế được UNESCO công nhận là Di sản Văn hoá Thế giới.
Kiến trúc ở Huế phong phú, thể hiện ở khối các công trình đồ sộ dưới triều Nguyễn, bên cạnh đó là các kiến trúc dân gian, kiến trúc tôn giáo và đền miếu… Trong đó, kinh thành Huế là một trong số các di tích thuộc cụm Quần thể di tích Cố đô Huế được UNESCO công nhận là Di sản Văn hoá Thế giới.
Kinh thành Huế được xây dựng trên một diện tích hơn 500 ha trong ba vòng thành theo thứ tự Kinh Thành, Hoàng Thành và Tử Cấm Thành. Vua Gia Long cho xây kinh thành từ năm 1805, đến năm 1832 hoàn thành dưới thời vua Minh Mạng. Các vua triều Nguyễn cũng cho xây nhiều thành quách, cung điện… Tổng thể kiến trúc còn khá nguyên vẹn với gần 140 công trình lớn nhỏ qua hơn 200 năm.
Kinh thành Huế được xây dựng trên một diện tích hơn 500 ha trong ba vòng thành theo thứ tự Kinh Thành, Hoàng Thành và Tử Cấm Thành. Vua Gia Long cho xây kinh thành từ năm 1805, đến năm 1832 hoàn thành dưới thời vua Minh Mạng. Các vua triều Nguyễn cũng cho xây nhiều thành quách, cung điện… Tổng thể kiến trúc còn khá nguyên vẹn với gần 140 công trình lớn nhỏ qua hơn 200 năm.
Kỳ đài toạ lạc tại mặt trước kinh thành Huế, được xây dựng vào năm 1807. Công trình xây bằng gạch, ba tầng như ba hình tháp cụt xếp chồng lên nhau. Trên mặt đài, trước đây có hai điểm canh và bốn pháo xưởng để bố trí bốn khẩu đại bác. Trên đỉnh cột cờ còn đặt một trạm quan sát gọi là Vọng Đẩu. Trong những trường hợp cần thiết, lính canh sẽ trèo lên Vọng Đẩu dùng kính Thiên lý quan sát các hoạt động ngoài bờ biển.
Kỳ đài toạ lạc tại mặt trước kinh thành Huế, được xây dựng vào năm 1807. Công trình xây bằng gạch, ba tầng như ba hình tháp cụt xếp chồng lên nhau. Trên mặt đài, trước đây có hai điểm canh và bốn pháo xưởng để bố trí bốn khẩu đại bác. Trên đỉnh cột cờ còn đặt một trạm quan sát gọi là Vọng Đẩu. Trong những trường hợp cần thiết, lính canh sẽ trèo lên Vọng Đẩu dùng kính Thiên lý quan sát các hoạt động ngoài bờ biển.
Bia Quốc học nằm bên bờ nam sông Hương, trước mặt trường Quốc học Huế. Công trình này là Đài chiến sĩ trận vong, tưởng nhớ những binh sĩngười Pháp và người Việt bỏ mạng trong Thế Chiến I. Do đài tưởng niệm nằm phía trước trường Quốc học nên người dân quen gọi là Bia Quốc Học hay Bình Phong trường Quốc học.
Kiến trúc công trình có dạng bình phong hình cuốn thư được lồng vào giữa một cổng tam quan. Khối chính được đặt trên một nền đài rộng có lan can bao quanh và lối lên bốn phía. Điểm nhấn là hai trụ biểu cao khoảng 10 m phía trước.
Bia Quốc học nằm bên bờ nam sông Hương, trước mặt trường Quốc học Huế. Công trình này là Đài chiến sĩ trận vong, tưởng nhớ những binh sĩngười Pháp và người Việt bỏ mạng trong Thế Chiến I. Do đài tưởng niệm nằm phía trước trường Quốc học nên người dân quen gọi là Bia Quốc Học hay Bình Phong trường Quốc học.
Kiến trúc công trình có dạng bình phong hình cuốn thư được lồng vào giữa một cổng tam quan. Khối chính được đặt trên một nền đài rộng có lan can bao quanh và lối lên bốn phía. Điểm nhấn là hai trụ biểu cao khoảng 10 m phía trước.
Phu Văn Lâu gần bờ bắc sông Hương. Công trình nằm trên trục chính của quần thể kiến trúc cố đô Huế gồm Điện Thái Hòa – Ngọ Môn – Kỳ Đài – Phu Văn Lâu – Nghinh Lương Đình – Hương Giang – Ngự Bình. Đây là nơi niêm yết các văn bản triều đình nhà Nguyễn cần bố cáo cho thần dân như chiếu chỉ của nhà vua, bảng kết quả các cuộc thi Hội, thi Đình; hoặc tổ chức cuộc lễ có sự hiện diện của nhà vua, triều thần và dân chúng. Công trình này được in trên tờ tiền mệnh giá 50.000 đồng.
Phu Văn Lâu gần bờ bắc sông Hương. Công trình nằm trên trục chính của quần thể kiến trúc cố đô Huế gồm Điện Thái Hòa – Ngọ Môn – Kỳ Đài – Phu Văn Lâu – Nghinh Lương Đình – Hương Giang – Ngự Bình. Đây là nơi niêm yết các văn bản triều đình nhà Nguyễn cần bố cáo cho thần dân như chiếu chỉ của nhà vua, bảng kết quả các cuộc thi Hội, thi Đình; hoặc tổ chức cuộc lễ có sự hiện diện của nhà vua, triều thần và dân chúng. Công trình này được in trên tờ tiền mệnh giá 50.000 đồng.
Đối diện với Phu Văn Lâu là Nghinh Lương Đình – nhà thủy tạ trên bờ bắc sông Hương. Công trình bó vỉa gạch vồ và đá thanh, với 13 bậc cấp dẫn xuống sát mặt sông, để phục vụ vua triều Nguyễn ra hóng mát và lên thuyền du ngoạn sông Hương mỗi khi trời nóng nực.
Về mặt kiến trúc, Nghinh Lương Đình được xây dựng dưới dạng một gian bốn chái, trước và sau đều có nhà vỏ cua nối dài, những chi tiết gỗ chạm trổ công phu. Mái nhà chính lợp ngói hoàng lưu ly, hai nhà vỏ cua lợp ngói liệt men vàng.
Đối diện với Phu Văn Lâu là Nghinh Lương Đình – nhà thủy tạ trên bờ bắc sông Hương. Công trình bó vỉa gạch vồ và đá thanh, với 13 bậc cấp dẫn xuống sát mặt sông, để phục vụ vua triều Nguyễn ra hóng mát và lên thuyền du ngoạn sông Hương mỗi khi trời nóng nực.
Về mặt kiến trúc, Nghinh Lương Đình được xây dựng dưới dạng một gian bốn chái, trước và sau đều có nhà vỏ cua nối dài, những chi tiết gỗ chạm trổ công phu. Mái nhà chính lợp ngói hoàng lưu ly, hai nhà vỏ cua lợp ngói liệt men vàng.
Cầu Tràng Tiền nằm ngay trung tâm thành phố Huế. Các tên gọi khác là cầu Trường Tiền, cầu Thành Thái, cầu Clémenceau… Cầu nối liền hai bờ sông Hương với đầu phía bắc thuộc phường Phú Hòa, đầu phía nam thuộc phường Phú Hội. Đây là cây cầu đầu tiên ở Đông Dương được xây dựng theo kỹ thuật và vật liệu mới nhập từ phương Tây. Cầu thép với tổng chiều dài 402,6 m, gồm sáu nhịp dầm thép có dạng vành lược, mỗi nhịp có khẩu độ 67 mét.
Cầu Tràng Tiền nằm ngay trung tâm thành phố Huế. Các tên gọi khác là cầu Trường Tiền, cầu Thành Thái, cầu Clémenceau… Cầu nối liền hai bờ sông Hương với đầu phía bắc thuộc phường Phú Hòa, đầu phía nam thuộc phường Phú Hội. Đây là cây cầu đầu tiên ở Đông Dương được xây dựng theo kỹ thuật và vật liệu mới nhập từ phương Tây. Cầu thép với tổng chiều dài 402,6 m, gồm sáu nhịp dầm thép có dạng vành lược, mỗi nhịp có khẩu độ 67 mét.
Bên cạnh những công trình kiến trúc hàng trăm năm tuổi, thành phố Huế cũng xây dựng những địa điểm hiện đại, trong đó có cầu đi bộ bằng gỗ lim bên bờ sông Hương. Công trình được khởi công xây dựng từ năm 2018 với sự hỗ trợ của chính phủ Hàn Quốc, nằm trong dự án quy hoạch chi tiết hai bờ sông Hương. Cầu kết nối phố đi bộ Nguyễn Đình Chiểu, đoạn từ cầu Trường Tiền đến công viên Lý Tự Trọng phục vụ người dân và du khách vui chơi, ngắm cảnh.
Bên cạnh những công trình kiến trúc hàng trăm năm tuổi, thành phố Huế cũng xây dựng những địa điểm hiện đại, trong đó có cầu đi bộ bằng gỗ lim bên bờ sông Hương. Công trình được khởi công xây dựng từ năm 2018 với sự hỗ trợ của chính phủ Hàn Quốc, nằm trong dự án quy hoạch chi tiết hai bờ sông Hương. Cầu kết nối phố đi bộ Nguyễn Đình Chiểu, đoạn từ cầu Trường Tiền đến công viên Lý Tự Trọng phục vụ người dân và du khách vui chơi, ngắm cảnh.
Nguyễn Trung Âu