Những phương thức khách sạn triển khai chính sách nhân sự để giữ nhân viên

Nghiên cứu của các nhà
khoa học cho thấy, phương thức mà bộ phận nhân sự tương ứng trong doanh nghiệp xử
lý và thực hiện những chính sách nhân sự có ý nghĩa quan trọng, ảnh hưởng đến
việc nhân viên quyết định ở lại hay ra đi.

 Ngày hội tuyển dụng của khách sạn Sheraton MaCao

Các nhân viên khách sạn
mong muốn bộ phận nhân sự của công ty đóng “vai trò chủ động và lớn hơn” trong quá
trình thực hiện những chính sách, ngoài việc “cung cấp các cơ hội bình đẳng”
cho sự phát triển chuyên môn và cá nhân của nhân viên, PGS Sandeep Basnyat của
IFTM và sinh viên Clarence Lao, mới tốt nghiệp IFTM cho biết.

Các tác giả của nghiên
cứu lưu ý: “Mặc dù cung cấp một mức lương cạnh tranh và những gói phúc lợi, các
chính sách hướng đến nhân viên là điều kiện cần thiết để người lao động chung
thủy với tổ chức, nhưng những yếu tố đó “chưa đủ” để ngăn các nhân viên giỏi, kỹ
năng tốt rời đi. Việc bộ phận nhân sự xử lý những chính sách đó và ứng dụng
trong thực tiễn với hiệu quả và tính chủ động như thế nào để nhân viên quan
tâm, nhận thức và “đánh giá cao”, có thể “ảnh hưởng đáng kể” đến những quyết định
của người lao động như ở lại “hay rời đi.”

Quản lý nguồn nhân lực

Các nhà khoa học cho
biết, nghiên cứu đề xuất các doanh nghiệp khách sạn nên đảm bảo có cơ chế giúp
các bộ phận nhân sự “liên tục” theo dõi mức độ hài lòng chung của nhân viên.
Nghiên cứu chỉ ra rằng các nhà quản lý khách sạn cần “hiểu quan điểm của nhân
viên”, vì điều này có thể giúp các nhà lãnh đạo cấp cao nhanh chóng giải quyết
mọi “vấn đề từ gốc rễ” và “gửi tín hiệu đến nhân viên” cho thấy, ban quản lý
“thực sự quan tâm giải quyết những vấn đề liên quan đến từng nhân viên”.

Các ý kiến ​​đã được
đưa ra trong bài báo “Nhận thức của nhân viên về mối quan hệ giữa thực tiễn quản
lý nguồn nhân lực và doanh thu của nhân viên: Một nghiên cứu định tính”, xuất bản
năm 2022 trên tạp chí học thuật Quan hệ nhân viên.

Kết quả nghiên cứu được
tổng kết và rút ra những vấn đề định tính trên cơ sở những cuộc phỏng vấn sâu
cá nhân với 15 nhân viên khách sạn. Mỗi người được phỏng vấn đã từng làm việc
cho ít nhất 2 công ty khách sạn khác nhau ở Ma Cao trong 5 năm trước đó và được
coi là quen thuộc với các hoạt động quản lý nguồn nhân lực tương ứng ở những
nơi đó. Những người tham gia có độ tuổi từ 23 đến 52 và làm việc ở vị trí quản
lý cấp thấp hoặc cấp trung.

Trong công trình
nghiên cứu, các nhà khoa học của IFTM kết luận, bộ phận nhân sự của khách sạn
đóng một vai trò quan trọng trong hình thành và phát triển mô hình hình văn hóa
tổ chức của công ty khách sạn. TS Basnyat viết: “Nhân viên đánh giá một cách nhất
quán cách thực hành nhất định, như xử lý khiếu nại nội bộ từ… nhân viên, triển
khai các hoạt động ngoài giờ làm việc và thu hút nhân viên xây dựng và thực hiện
các chính sách và kế hoạch mới – được thực hiện bởi bộ phận nhân sự.

Nhóm nghiên cứu nói
thêm, “mặc dù nhân viên có thể không thể hiện rõ ràng” bất kỳ sự không hài lòng
nào mà người quản lý có thể cảm thấy, nhưng cách bộ phận nhân sự thường xuyên
thực hiện những hoạt động được đề cập “dần dần định hình” “nhận thức của nhân
viên về văn hóa của tổ chức”. Các tác giả lưu ý, về lâu dài, nhận thức của nhân
viên về văn hóa tổ chức đóng vai trò quan trọng trong việc nhân viên quyết định
ở lại hay rời đi.

Nhân viên khách sạn Sheraton ở Macao

Hai nhà nghiên cứu
tuyên bố rằng việc giải quyết các nhu cầu của nhân viên – “đặc biệt là những
nhu cầu liên quan đến giải quyết khiếu nại và quản lý mối quan hệ với các đồng
nghiệp khác”, tạo điều kiện và cơ hội cho các thành viên gia đình của nhân viên
tham gia vào các hoạt động của khách sạn, sử dụng các cơ sở của khách sạn là
“những thông lệ quan trọng ” mà bộ phận nhân sự có thể khởi xướng để khuyến
khích sự gắn bó của nhân viên. Họ nhận xét: “Điều quan trọng là giúp đỡ và khuyến
khích nhân viên sống một cuộc sống lành mạnh và hạnh phúc, đặc biệt là ở các
thành phố như Macau và Singapore, nơi chi phí sinh hoạt cao hơn” so với nhiều
nơi khác và “dịch vụ y tế đắt đỏ”.

Tiến sĩ Basnyat và cựu
sinh viên Lao đề xuất, những bộ phận nhân sự tại các công ty khách sạn nên phát
triển các cơ chế, đảm bảo sự phát triển cá nhân và chuyên nghiệp “công bằng và
bình đẳng” của tất cả nhân viên trong tổ chức. Các nhà nghiên cứu nhận xét: “Những
động thái này làm giảm bớt căng thẳng về môi trường làm việc cho nhân viên,
tăng sự quan tâm của người lao động đối với các hoạt động của tổ chức, cải thiện
năng suất” và giảm động lực thúc đẩy sự chuyển đổi.

Hai nhà nghiên cứu lập
luận rằng, để ban quản lý hiểu được lý do tại sao nhân viên lựa chọn, hoặc cân
nhắc, rời đi, có tầm quan trọng “cực kỳ”. Bằng các biện pháp “thể hiện sự quan
tâm” trong nỗ lực giải quyết những vấn đề của nhân viên, sử dụng những phương
thức mà nhân viên cho là “phù hợp”, ban quản lý đã cung cấp “tín hiệu cho nhân
viên dưới quyền, cho thấy tổ chức thực sự quan tâm đến sự hài lòng của nhân
viên trong lao động, nhờ đó giảm tỷ lệ nghỉ việc của các nhân viên trong lực lượng
lao động.

Các nhà nghiên cứu

Sandeep Basnyat là PGS
tại Viện Nghiên cứu Du lịch Macao. Ông bắt đầu làm việc tại Viện từ năm 2017 và
có bằng TS về du lịch tại Đại học Otago, New Zealand. Mối quan tâm nghiên cứu của
ông bao gồm: Quan hệ nhân viên; Quản trị nhân sự; Công việc và điều kiện làm việc;
Cảm xúc, tình cảm lao động và tính bền vững của lao động trong ngành du lịch và
khách sạn.

Clarence Lao tốt nghiệp
chương trình Cử nhân Quản lý khách sạn của IFTM năm 2018.

Normal
0

false
false
false

EN-US
X-NONE
X-NONE

/* Style Definitions */
table.MsoNormalTable
{mso-style-name:”Table Normal”;
mso-tstyle-rowband-size:0;
mso-tstyle-colband-size:0;
mso-style-noshow:yes;
mso-style-priority:99;
mso-style-parent:””;
mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt;
mso-para-margin-top:0in;
mso-para-margin-right:0in;
mso-para-margin-bottom:8.0pt;
mso-para-margin-left:0in;
line-height:107%;
mso-pagination:widow-orphan;
font-size:12.0pt;
mso-bidi-font-size:11.0pt;
font-family:”Times New Roman”,serif;
mso-bidi-font-family:”Times New Roman”;
mso-bidi-theme-font:minor-bidi;
mso-font-kerning:1.0pt;
mso-ligatures:standardcontextual;}

Ths Nguyễn Thy Ngà

Nguồn: MaCao Business

Bài viết được đề xuất