Hy sinh khi giữ thành Hà Nội, danh tướng Nguyễn Tri Phương cùng con trai được đưa về an táng tại quê nhà, Thừa Thiên- Huế. – Du lịch
Danh tướng Nguyễn Tri Phương (1800 -1873) làm quan dưới thời vua Minh Mạng, vua Thiệu Trị và vua Tự Đức. Ông là tổng chỉ huy quân đội triều Nguyễn chống lại quân Pháp ở Đà Nẵng (1858), giữ thành Gia Định (1861) và thành Hà Nội (1873).
Năm 1873, thành Hà Nội thất thủ, ông bị thương nặng và bị quân Pháp bắt giữ, lính Pháp đã đề nghị cứu chữa song ông từ chối và tuyệt thực một tháng cho đến khi qua đời. Nguyễn Tri Phương cùng con trai là phò mã Nguyễn Lâm được đưa về chôn cất tại quê nhà ở xã Phong Chương, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên – Huế. Trong ảnh là khu mộ Nguyễn Tri Phương và con trai.
Danh tướng Nguyễn Tri Phương (1800 -1873) làm quan dưới thời vua Minh Mạng, vua Thiệu Trị và vua Tự Đức. Ông là tổng chỉ huy quân đội triều Nguyễn chống lại quân Pháp ở Đà Nẵng (1858), giữ thành Gia Định (1861) và thành Hà Nội (1873).
Năm 1873, thành Hà Nội thất thủ, ông bị thương nặng và bị quân Pháp bắt giữ, lính Pháp đã đề nghị cứu chữa song ông từ chối và tuyệt thực một tháng cho đến khi qua đời. Nguyễn Tri Phương cùng con trai là phò mã Nguyễn Lâm được đưa về chôn cất tại quê nhà ở xã Phong Chương, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên – Huế. Trong ảnh là khu mộ Nguyễn Tri Phương và con trai.
Mộ phần danh tướng Nguyễn Tri Phương và con trai Nguyễn Lâm nằm trên gò đất cao rộng khoảng 500 m2 giữa cánh đồng lúa mênh mông. Xung quanh có hàng duối cổ thụ bao bọc.
Nguyễn Tri Phương là người chỉ huy quân đội triều Nguyễn trấn giữ thành Điện Hải ở Đà Nẵng, tổ chức phòng thủ đánh lui quân Pháp xâm lược vào năm 1858. Theo sách Đại nam liệt truyện của Quốc sử quán triều Nguyễn, vào năm 1858 quân Pháp kéo vào cửa biển Đà Nẵng bắn phá pháo đài, vây hãm hai thành An Hải, Điện Hải. Tổng thống quân Lê Đình Lý trúng đạn bị thương. Giữa lúc khó khăn đó, vua Tự Đức đã cho Nguyễn Tri Phương sung làm tổng thống quân thứ Quảng Nam.
Nguyễn Tri Phương xét tình hình bên địch, vẽ bản đồ và xác định quân Pháp lợi ở chiến, quân triều Nguyễn lợi ở thủ. Ông đã đưa ra kế sách lấy thủ làm chiến, đắp thêm đồn lũy. Quân triều Nguyễn dưới sự chỉ huy của Nguyễn Tri Phương đắp lũy đài từ bãi biển đến Thạc Gián ở Phúc Ninh. Bên ngoài lũy đào hố trồng chông, trên phủ cát và cỏ, chia quân phục sát thành Điện Hải. Quân Pháp tiến đánh thành Điện Hải đã sa xuống hố, quân triều Nguyễn ở lũy bắn ra buộc quân Pháp phải rút lui.
Mộ phần danh tướng Nguyễn Tri Phương và con trai Nguyễn Lâm nằm trên gò đất cao rộng khoảng 500 m2 giữa cánh đồng lúa mênh mông. Xung quanh có hàng duối cổ thụ bao bọc.
Nguyễn Tri Phương là người chỉ huy quân đội triều Nguyễn trấn giữ thành Điện Hải ở Đà Nẵng, tổ chức phòng thủ đánh lui quân Pháp xâm lược vào năm 1858. Theo sách Đại nam liệt truyện của Quốc sử quán triều Nguyễn, vào năm 1858 quân Pháp kéo vào cửa biển Đà Nẵng bắn phá pháo đài, vây hãm hai thành An Hải, Điện Hải. Tổng thống quân Lê Đình Lý trúng đạn bị thương. Giữa lúc khó khăn đó, vua Tự Đức đã cho Nguyễn Tri Phương sung làm tổng thống quân thứ Quảng Nam.
Nguyễn Tri Phương xét tình hình bên địch, vẽ bản đồ và xác định quân Pháp lợi ở chiến, quân triều Nguyễn lợi ở thủ. Ông đã đưa ra kế sách lấy thủ làm chiến, đắp thêm đồn lũy. Quân triều Nguyễn dưới sự chỉ huy của Nguyễn Tri Phương đắp lũy đài từ bãi biển đến Thạc Gián ở Phúc Ninh. Bên ngoài lũy đào hố trồng chông, trên phủ cát và cỏ, chia quân phục sát thành Điện Hải. Quân Pháp tiến đánh thành Điện Hải đã sa xuống hố, quân triều Nguyễn ở lũy bắn ra buộc quân Pháp phải rút lui.
Mộ phần danh tướng được bao bọc bởi tường hình tròn, bình phong được chạm hình rồng.
Mộ phần danh tướng được bao bọc bởi tường hình tròn, bình phong được chạm hình rồng.
Năm 1875, vua Tự Đức cho rằng Nguyễn Tri Phương trải qua ba triều vua, thủy chung với triều đình trước sau như một, nên cho thờ phụng ở nhiều nơi. Nhà vua cho xây dựng đền Trung Hiếu ở Phong Chương để thờ Nguyễn Tri Phương, em trai Nguyễn Duy và con trai Nguyễn Lâm. Trong ảnh là đền Trung Hiếu ở xã Phong Chương, huyện Phong Điền, Thừa Thiên- Huế.
Ngày nay, đền Trung Hiếu do con cháu Nguyễn Tri Phương coi sóc, hương khói. Khuôn viên rộng hơn 1.000 m2, được bao bọc bởi lũy tre xanh, đồng ruộng.
Năm 1875, vua Tự Đức cho rằng Nguyễn Tri Phương trải qua ba triều vua, thủy chung với triều đình trước sau như một, nên cho thờ phụng ở nhiều nơi. Nhà vua cho xây dựng đền Trung Hiếu ở Phong Chương để thờ Nguyễn Tri Phương, em trai Nguyễn Duy và con trai Nguyễn Lâm. Trong ảnh là đền Trung Hiếu ở xã Phong Chương, huyện Phong Điền, Thừa Thiên- Huế.
Ngày nay, đền Trung Hiếu do con cháu Nguyễn Tri Phương coi sóc, hương khói. Khuôn viên rộng hơn 1.000 m2, được bao bọc bởi lũy tre xanh, đồng ruộng.
Đền Trung Hiếu, hay Trung hiếu từ, thờ “Tam công trung liệt” Nguyễn Tri Phương, Nguyễn Duy và Nguyễn Lâm được lợp ngói liệt, loại ngói đặc trưng của kiến trúc Huế hình chữ nhật, có khả năng cách nhiệt tốt. Năm 1990, khu lăng mộ Nguyễn Tri Phương, Nguyễn Duy, Nguyễn Lâm và Trung hiếu từ được công nhận là di tích cấp quốc gia.
Đền Trung Hiếu, hay Trung hiếu từ, thờ “Tam công trung liệt” Nguyễn Tri Phương, Nguyễn Duy và Nguyễn Lâm được lợp ngói liệt, loại ngói đặc trưng của kiến trúc Huế hình chữ nhật, có khả năng cách nhiệt tốt. Năm 1990, khu lăng mộ Nguyễn Tri Phương, Nguyễn Duy, Nguyễn Lâm và Trung hiếu từ được công nhận là di tích cấp quốc gia.
Năm 2010, huyện Phong Điền tổ chức phục hồi, tôn tạo Trung hiếu từ theo khuôn mẫu nhà rường cổ ba gian hai chái. Chính giữa nhà thờ là hương án thờ danh tướng Nguyễn Tri Phương, bên trái là phò mã Nguyễn Lâm, bên phải là em trai Nguyễn Duy.
Năm 2010, huyện Phong Điền tổ chức phục hồi, tôn tạo Trung hiếu từ theo khuôn mẫu nhà rường cổ ba gian hai chái. Chính giữa nhà thờ là hương án thờ danh tướng Nguyễn Tri Phương, bên trái là phò mã Nguyễn Lâm, bên phải là em trai Nguyễn Duy.
Tượng danh tướng Nguyễn Tri Phương bằng đồng được đặt ở gian thờ chính giữa.
Tượng danh tướng Nguyễn Tri Phương bằng đồng được đặt ở gian thờ chính giữa.
Đồ tự khí (đồ thờ) bằng gỗ được trưng bày trong đền.
Đồ tự khí (đồ thờ) bằng gỗ được trưng bày trong đền.
Bia đá khắc tiểu sử Nguyễn Tri Phương dựng năm 2010, thời điểm khánh thành đền thờ sau khi tu bổ.
Bia đá khắc tiểu sử Nguyễn Tri Phương dựng năm 2010, thời điểm khánh thành đền thờ sau khi tu bổ.
Đài kỷ niệm “Tam công trung liệt” được xây dựng trong khuôn viên đền Trung Hiếu.
Đài kỷ niệm “Tam công trung liệt” được xây dựng trong khuôn viên đền Trung Hiếu.
Võ Thạnh