Ba phòng trong khách sạn lâu đời nhất Hà Nội Metropole có giá 170 triệu đồng một đêm, đắt nhất Việt Nam, với nội thất, dịch vụ cao cấp và gắn với những người nổi tiếng như Charlie Chaplin hay Graham Greene. – Du lịch
Nằm trên phố Ngô Quyền, quận Hoàn Kiếm, Sofitel Legend Metropole Hanoi là khách sạn lâu đời nhất thủ đô, được xây dựng năm 1901.
Khách sạn có hai tòa nhà là Heritage Wing (ảnh, góc phố Ngô Quyền – Lê Phụng Hiểu) và Opera Wing (phố Lê Thái Tổ). Heritage Wing được xây dựng năm từ 1901 đến 1908 còn Opera Wing xây dựng năm 1992. Đây là nơi từng đón nhiều người nổi tiếng thế giới, gồm các nguyên thủ quốc gia, thành viên hoàng gia, diễn viên, nhà văn, nhạc sĩ, giới doanh nhân.
Nằm trên phố Ngô Quyền, quận Hoàn Kiếm, Sofitel Legend Metropole Hanoi là khách sạn lâu đời nhất thủ đô, được xây dựng năm 1901.
Khách sạn có hai tòa nhà là Heritage Wing (ảnh, góc phố Ngô Quyền – Lê Phụng Hiểu) và Opera Wing (phố Lê Thái Tổ). Heritage Wing được xây dựng năm từ 1901 đến 1908 còn Opera Wing xây dựng năm 1992. Đây là nơi từng đón nhiều người nổi tiếng thế giới, gồm các nguyên thủ quốc gia, thành viên hoàng gia, diễn viên, nhà văn, nhạc sĩ, giới doanh nhân.
Sau gần 2 năm đóng cửa để tiến hành đợt cải tạo lớn, Heritage Wing đón khách trở lại vào đầu tháng 3.
Sảnh chính của tòa nhà vẫn giữ nguyên những đường nét của kiến trúc Đông Dương, với tông màu chủ đạo là vàng và nâu. Các chi tiết trang trí ở sàn, trần và cầu thang hầu như được giữ nguyên hơn một thế kỷ trước. Quầy lễ tân được thiết kế để khách có thể ngồi làm thủ tục check in.
Sau gần 2 năm đóng cửa để tiến hành đợt cải tạo lớn, Heritage Wing đón khách trở lại vào đầu tháng 3.
Sảnh chính của tòa nhà vẫn giữ nguyên những đường nét của kiến trúc Đông Dương, với tông màu chủ đạo là vàng và nâu. Các chi tiết trang trí ở sàn, trần và cầu thang hầu như được giữ nguyên hơn một thế kỷ trước. Quầy lễ tân được thiết kế để khách có thể ngồi làm thủ tục check in.
Hành lang các tầng của Heritage Wing được cải tạo lại đáng kể, nhằm tăng ánh sáng nhưng vẫn tạo được sự ấm cúng. Theo một số nhân viên từng làm việc tại khách sạn, trước đây ánh sáng khu vực sảnh ở các tầng đều yếu, thảm màu sẫm, cảm giác không thân thiện.
Thảm trải sàn tại các khu vực chung của tòa nhà được thiết kế lấy cảm hứng từ những biểu tượng văn hóa Việt như nón lá, mây tre đan, và những họa tiết trang trí cổ điển thời kỳ Đông Dương.
Hành lang các tầng của Heritage Wing được cải tạo lại đáng kể, nhằm tăng ánh sáng nhưng vẫn tạo được sự ấm cúng. Theo một số nhân viên từng làm việc tại khách sạn, trước đây ánh sáng khu vực sảnh ở các tầng đều yếu, thảm màu sẫm, cảm giác không thân thiện.
Thảm trải sàn tại các khu vực chung của tòa nhà được thiết kế lấy cảm hứng từ những biểu tượng văn hóa Việt như nón lá, mây tre đan, và những họa tiết trang trí cổ điển thời kỳ Đông Dương.
Heritage Wing có 103 phòng, trong đó có ba phòng đặc biệt Legendary Suite được đặt tên theo những người nổi tiếng ở Anh từng lưu trú tại khách sạn vào đầu thế kỷ 20, gồm danh hài Charlie Chaplin, nhà văn, kịch tác gia Somerset Maugham và tiểu thuyết gia kiêm nhà báo Graham Greene.
Trong ảnh là khu vực giếng trời ở tầng 2, một trong những điểm nhấn trong kiến trúc Đông Dương của người Pháp, nơi được sử dụng để mang lại ánh sáng tự nhiên và giúp không gian mát mẻ, thông thoáng.
Heritage Wing có 103 phòng, trong đó có ba phòng đặc biệt Legendary Suite được đặt tên theo những người nổi tiếng ở Anh từng lưu trú tại khách sạn vào đầu thế kỷ 20, gồm danh hài Charlie Chaplin, nhà văn, kịch tác gia Somerset Maugham và tiểu thuyết gia kiêm nhà báo Graham Greene.
Trong ảnh là khu vực giếng trời ở tầng 2, một trong những điểm nhấn trong kiến trúc Đông Dương của người Pháp, nơi được sử dụng để mang lại ánh sáng tự nhiên và giúp không gian mát mẻ, thông thoáng.
Ba phòng Legendary Suite nằm ở ba tầng khác nhau, mỗi phòng có diện tích khoảng 70 m2.
Trên ảnh là phòng Graham Greene nằm trên tầng 2, đặt theo tên tác giả cuốn “Người Mỹ trầm lặng”. Greene lưu trú tại khách sạn năm 1951 khi làm việc cho tạp chí Paris Match. Phòng khách riêng biệt mang tới sự riêng tư, thông với phòng ngủ liền kề, ban công hướng ra vườn hoa Con Cóc và phố Ngô Quyền.
Ba phòng Legendary Suite nằm ở ba tầng khác nhau, mỗi phòng có diện tích khoảng 70 m2.
Trên ảnh là phòng Graham Greene nằm trên tầng 2, đặt theo tên tác giả cuốn “Người Mỹ trầm lặng”. Greene lưu trú tại khách sạn năm 1951 khi làm việc cho tạp chí Paris Match. Phòng khách riêng biệt mang tới sự riêng tư, thông với phòng ngủ liền kề, ban công hướng ra vườn hoa Con Cóc và phố Ngô Quyền.
Phòng Somerset Maugham nằm ở tầng 1, đặt theo tên vị khách lưu trú tại khách sạn năm 1923 để viết một phần của “The Gentleman in the Parlour”. Rèm và vải bọc ghế cùng những tác phẩm nghệ thuật đương đại vừa là điểm nhấn đầy màu sắc, vừa tạo ra không gian sáng và thoáng đãng cho tất cả các gian phòng.
Điểm đặc biệt của căn phòng là có một khu vườn riêng với tầm nhìn về hướng Bamboo bar và bể bơi của khách sạn.
Phòng Somerset Maugham nằm ở tầng 1, đặt theo tên vị khách lưu trú tại khách sạn năm 1923 để viết một phần của “The Gentleman in the Parlour”. Rèm và vải bọc ghế cùng những tác phẩm nghệ thuật đương đại vừa là điểm nhấn đầy màu sắc, vừa tạo ra không gian sáng và thoáng đãng cho tất cả các gian phòng.
Điểm đặc biệt của căn phòng là có một khu vườn riêng với tầm nhìn về hướng Bamboo bar và bể bơi của khách sạn.
Đây cũng là căn phòng duy nhất của khách sạn có chiếc giường ngủ được thiết kế theo phong cách Đông Dương.
Đây cũng là căn phòng duy nhất của khách sạn có chiếc giường ngủ được thiết kế theo phong cách Đông Dương.
Phòng Charlie Chaplin nằm ở trên tầng cao nhất, vị trí đẹp nhất, có tầm nhìn hướng ra phía hai mặt đường Ngô Quyền và vườn hoa Con Cóc. Nội thất như giường, bàn làm việc, bàn trà, ghế sofa trong phòng được thiết kế với tông màu cam và nâu.
Phòng Charlie Chaplin nằm ở trên tầng cao nhất, vị trí đẹp nhất, có tầm nhìn hướng ra phía hai mặt đường Ngô Quyền và vườn hoa Con Cóc. Nội thất như giường, bàn làm việc, bàn trà, ghế sofa trong phòng được thiết kế với tông màu cam và nâu.
Căn phòng có nhiều chi tiết như những bức tranh, cuốn sách mang hình ảnh của danh hài nổi tiếng thế giới. Charlie Chaplin đã ở khách sạn trong tuần trăng mật với người vợ thứ ba vào năm 1936.
Căn phòng có nhiều chi tiết như những bức tranh, cuốn sách mang hình ảnh của danh hài nổi tiếng thế giới. Charlie Chaplin đã ở khách sạn trong tuần trăng mật với người vợ thứ ba vào năm 1936.
Cả ba phòng Legendary Suite đều có phòng tắm được ốp đá cẩm thạch và được trang bị bồn tắm, vòi sen, hệ thống đèn, các tác phẩm nghệ thuật và nội thất cao cấp. Bồn vệ sinh sử dụng mẫu mới và các chức năng hiện đại.
Cả ba phòng Legendary Suite đều có phòng tắm được ốp đá cẩm thạch và được trang bị bồn tắm, vòi sen, hệ thống đèn, các tác phẩm nghệ thuật và nội thất cao cấp. Bồn vệ sinh sử dụng mẫu mới và các chức năng hiện đại.
Chỉ ba căn phòng này có đồ dùng như ly, cốc mang thương hiệu pha lê Baccarat nổi tiếng thế giới.
Chỉ ba căn phòng này có đồ dùng như ly, cốc mang thương hiệu pha lê Baccarat nổi tiếng thế giới.
Các phòng Legendary Suite có những cuốn sổ ghi lại cảm nhận của những khách từng ở trước đây.
Giá công bố mỗi đêm ở khách sạn dao động từ 10 triệu đồng đến 40 triệu đồng, riêng Legendary Suite có giá 170 triệu đồng (7.000 USD). Khách ở trong ba phòng đặc biệt được tận hưởng dịch vụ cao cấp nhất, có quản gia riêng.
Đây là mức giá phòng khách sạn đắt nhất Việt Nam hiện nay. Các khách sạn có giá phòng đắt nhất, từ 100 triệu đồng trở lên đa phần đều là các khu nghỉ dưỡng biển và ven sông.
Các phòng Legendary Suite có những cuốn sổ ghi lại cảm nhận của những khách từng ở trước đây.
Giá công bố mỗi đêm ở khách sạn dao động từ 10 triệu đồng đến 40 triệu đồng, riêng Legendary Suite có giá 170 triệu đồng (7.000 USD). Khách ở trong ba phòng đặc biệt được tận hưởng dịch vụ cao cấp nhất, có quản gia riêng.
Đây là mức giá phòng khách sạn đắt nhất Việt Nam hiện nay. Các khách sạn có giá phòng đắt nhất, từ 100 triệu đồng trở lên đa phần đều là các khu nghỉ dưỡng biển và ven sông.
Linh Hương
Ảnh: Giang Huy