Rừng phong đổi màu dịp cuối năm

Hải Dương- Du khách khi tới lễ chùa Thanh Mai vào những ngày tháng chạp sẽ được chiêm ngưỡng rừng phong hương rực màu vàng và đỏ. – Du lịch

Chùa Thanh Mai là một ngôi chùa cổ tọa lạc trên độ cao khoảng 200 m trên đỉnh ngọn núi Thanh Mai, hay còn gọi là núi Tam Ban của ba tỉnh Bắc Giang – Hải Dương – Quảng Ninh, thuộc cánh cung dãy Đông Triều). Chùa thuộc địa phận xã Hoàng Hoa Thám, thành phố Chí Linh, tỉnh Hải Dương, được Thiền sư Pháp Loa – vị tổ thứ hai của Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử xây dựng năm 1329 và được tôn tạo xây mới lại năm 2005.

Chùa Thanh Mai là một ngôi chùa cổ tọa lạc trên độ cao khoảng 200 m trên đỉnh ngọn núi Thanh Mai, hay còn gọi là núi Tam Ban của ba tỉnh Bắc Giang – Hải Dương – Quảng Ninh, thuộc cánh cung dãy Đông Triều). Chùa thuộc địa phận xã Hoàng Hoa Thám, thành phố Chí Linh, tỉnh Hải Dương, được Thiền sư Pháp Loa – vị tổ thứ hai của Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử xây dựng năm 1329 và được tôn tạo xây mới lại năm 2005.

Khi tới đây, du khách sẽ được trải nghiệm một không gian tâm linh, thanh tịnh tách biệt hẳn với thành phố, được chiêm ngưỡng 7 tòa bảo tháp cổ còn nguyên vẹn được xây dựng từ những năm 1300 tới 1700 mang nhiều giá trị lịch sử văn hóa. Đặc biệt, vào những ngày cuối năm du khách còn có cơ hội được ngắm nhìn rừng phong hương trước chùa đang thay lá, với hai màu đỏ và vàng.

Khi tới đây, du khách sẽ được trải nghiệm một không gian tâm linh, thanh tịnh tách biệt hẳn với thành phố, được chiêm ngưỡng 7 tòa bảo tháp cổ còn nguyên vẹn được xây dựng từ những năm 1300 tới 1700 mang nhiều giá trị lịch sử văn hóa. Đặc biệt, vào những ngày cuối năm du khách còn có cơ hội được ngắm nhìn rừng phong hương trước chùa đang thay lá, với hai màu đỏ và vàng.

Với diện tích khoảng 15 ha, rừng phong ở khu vực chùa Thanh Mai có mật độ dày đặc. Chiều cao của cây hàng chục mét, mọc dọc theo đường từ chân lên đến đỉnh núi, trong đó có những cây cổ thụ với kích thước thân lớn, 2-3 người ôm mới trọn. Khu vực tập trung nhiều cây phong nhất là con đường bê tông dài khoảng 1 km từ bãi trông xe lên đến hiên chùa.

Với diện tích khoảng 15 ha, rừng phong ở khu vực chùa Thanh Mai có mật độ dày đặc. Chiều cao của cây hàng chục mét, mọc dọc theo đường từ chân lên đến đỉnh núi, trong đó có những cây cổ thụ với kích thước thân lớn, 2-3 người ôm mới trọn. Khu vực tập trung nhiều cây phong nhất là con đường bê tông dài khoảng 1 km từ bãi trông xe lên đến hiên chùa.

Cây phong hương còn có tên khác là cây sau sau, cây bạch giao, một loại cây họ phong, thân gỗ mọc nhiều ở vùng khí hậu lạnh của miền Bắc như Cao Bằng, Quảng Ninh, Yên Bái. Loài cây này ưa sáng và dễ sinh trưởng, lá, rễ, quả đều có công dụng làm thuốc trong Đông y.

Cây phong hương còn có tên khác là cây sau sau, cây bạch giao, một loại cây họ phong, thân gỗ mọc nhiều ở vùng khí hậu lạnh của miền Bắc như Cao Bằng, Quảng Ninh, Yên Bái. Loài cây này ưa sáng và dễ sinh trưởng, lá, rễ, quả đều có công dụng làm thuốc trong Đông y.

Do đặc tính đổi màu lá từ xanh sang vàng cam rồi đỏ sẫm vào cuối đông nên phong hương cũng đang được trồng thí điểm tại một số khu vực tại Hà Nội như khu Đại sứ quán Hàn Quốc, khu Ngoại giao đoàn.

Do đặc tính đổi màu lá từ xanh sang vàng cam rồi đỏ sẫm vào cuối đông nên phong hương cũng đang được trồng thí điểm tại một số khu vực tại Hà Nội như khu Đại sứ quán Hàn Quốc, khu Ngoại giao đoàn.

Theo ghi nhận của phóng viên Du lịch trong buổi chiều ngày 8/1, chùa đón khoảng 50 lượt khách tới tham quan, đa phần đều là các bạn trẻ tới để chụp ảnh cùng lá phong.

Theo ghi nhận của phóng viên Du lịch trong buổi chiều ngày 8/1, chùa đón khoảng 50 lượt khách tới tham quan, đa phần đều là các bạn trẻ tới để chụp ảnh cùng lá phong.

Những chiếc lá phong hương cuống dài, xẻ ba nhánh với mép răng cưa màu đỏ cam rụng xuống được các bạn trẻ nhặt về làm quà tặng bạn bè, người thân.

Những chiếc lá phong hương cuống dài, xẻ ba nhánh với mép răng cưa màu đỏ cam rụng xuống được các bạn trẻ nhặt về làm quà tặng bạn bè, người thân.

Thu Nga (29 tuổi, Quảng Ninh) cho biết từng đến chùa Thanh Mai một vài lần để lễ chùa vào dịp Tết. “Những lần trước đến lá phong đã đẹp rồi nhưng năm nay màu lá đổi đều hơn hẳn. Tôi cảm giác như mùa thay lá trong những bộ phim Hàn Quốc vậy”, Nga cho hay.

Thu Nga (29 tuổi, Quảng Ninh) cho biết từng đến chùa Thanh Mai một vài lần để lễ chùa vào dịp Tết. “Những lần trước đến lá phong đã đẹp rồi nhưng năm nay màu lá đổi đều hơn hẳn. Tôi cảm giác như mùa thay lá trong những bộ phim Hàn Quốc vậy”, Nga cho hay.

Anh Dương Thanh (30 tuổi, Hà Nội) lần đầu đến chùa Thanh Mai biết địa điểm này qua một số hình ảnh của bạn bè. Tò mò và muốn được tận mắt chứng kiến lá phong hương nên anh đã đi quãng đường hơn 100 km để tới đây. “Đến đây được ngắm nhìn rừng phong lá đỏ giữa không gian trong lành, vắng vẻ của chùa khiến tôi cảm thấy lòng nhẹ nhàng và yên bình”, Thanh nói.

Anh Dương Thanh (30 tuổi, Hà Nội) lần đầu đến chùa Thanh Mai biết địa điểm này qua một số hình ảnh của bạn bè. Tò mò và muốn được tận mắt chứng kiến lá phong hương nên anh đã đi quãng đường hơn 100 km để tới đây. “Đến đây được ngắm nhìn rừng phong lá đỏ giữa không gian trong lành, vắng vẻ của chùa khiến tôi cảm thấy lòng nhẹ nhàng và yên bình”, Thanh nói.

Ngoài phong hương, ở đây còn có những cây dẻ, cây trám lâu năm mọc xen kẽ bên đường. Hoa dẻ trắng nở lác đác chen giữa lá trám xanh và phong hương đỏ tạo nên khung cảnh thiên nhiên độc đáo giúp chùa Thanh Mai thu hút du khách trong dịp Tết nguyên đán cận kề.

Ngoài phong hương, ở đây còn có những cây dẻ, cây trám lâu năm mọc xen kẽ bên đường. Hoa dẻ trắng nở lác đác chen giữa lá trám xanh và phong hương đỏ tạo nên khung cảnh thiên nhiên độc đáo giúp chùa Thanh Mai thu hút du khách trong dịp Tết nguyên đán cận kề.

Để tới chùa Thanh Mai, du khách từ Hà Nội đi dọc theo hướng quốc lộ 18 về Quảng Ninh. Đi khoảng 100 km tới ngã 3 Bến Tắm thành phố Chí Linh sẽ nhìn thấy cổng chào của chùa. Bạn đi thêm 11 km nữa theo biển chỉ dẫn sẽ tới được chùa.

Ngoài chùa Thanh Mai, thành phố Chí Linh còn có những điểm du lịch hấp dẫn khác như khu di tích Côn Sơn – Kiếp Bạc, đền thờ Chu Văn An, cánh đồng hoa rễ. Du khách muốn lưu trú tại Chí Linh có thể tham khảo một số địa chỉ tại trung tâm thành phố như: Khách sạn Công Đoàn Côn Sơn, nhà khách quân khu 3, nhà khách hồ Côn Sơn.

Để tới chùa Thanh Mai, du khách từ Hà Nội đi dọc theo hướng quốc lộ 18 về Quảng Ninh. Đi khoảng 100 km tới ngã 3 Bến Tắm thành phố Chí Linh sẽ nhìn thấy cổng chào của chùa. Bạn đi thêm 11 km nữa theo biển chỉ dẫn sẽ tới được chùa.

Ngoài chùa Thanh Mai, thành phố Chí Linh còn có những điểm du lịch hấp dẫn khác như khu di tích Côn Sơn – Kiếp Bạc, đền thờ Chu Văn An, cánh đồng hoa rễ. Du khách muốn lưu trú tại Chí Linh có thể tham khảo một số địa chỉ tại trung tâm thành phố như: Khách sạn Công Đoàn Côn Sơn, nhà khách quân khu 3, nhà khách hồ Côn Sơn.

Bài và ảnh: Sang Sang
Nguồn tư liệu: Chùa Thanh Mai

Mời độc giả gửi bài, câu hỏi tại đây hoặc về [email protected]

Bài viết được đề xuất