Mỹ- Bên ngoài, bản sao có hình dạng giống nửa trước của tàu Titanic và neo tại một hồ nước nhỏ ở thành phố Branson, bang Missouri, tạo hiệu ứng như đang trên biển. – Du lịch
Bản sao của tàu Titanic ở thành phố Branson, bang Missouri, Mỹ, có một bảo tàng tái hiện thảm họa trên con tàu lịch sử này. Ý tưởng xây dựng bản sao do John Joslyn, người thứ hai trên thế giới thám hiểm xác tàu Titanic, thực hiện.
Năm 1987, hai năm sau khi xác tàu Titanic được tìm thấy, đội thám hiểm của kênh truyền hình do John Joslyn làm giám đốc điều hành đã thực hiện chuyến lặn tìm hiểu những gì còn sót lại bên trong con tàu.
Với kinh phí 6 triệu USD, đội thám hiểm đã thực hiện 32 lần lặn với 44 ngày lênh trên biển thu thập các cảnh quay về vụ đắm tàu thảm khốc dưới đáy đại dương. Trải nghiệm có một không hai trong đời đó là niềm cảm hứng cho Joslyn xây dựng bản sao con tàu này. Ảnh: titanic_museum.
Bản sao của tàu Titanic ở thành phố Branson, bang Missouri, Mỹ, có một bảo tàng tái hiện thảm họa trên con tàu lịch sử này. Ý tưởng xây dựng bản sao do John Joslyn, người thứ hai trên thế giới thám hiểm xác tàu Titanic, thực hiện.
Năm 1987, hai năm sau khi xác tàu Titanic được tìm thấy, đội thám hiểm của kênh truyền hình do John Joslyn làm giám đốc điều hành đã thực hiện chuyến lặn tìm hiểu những gì còn sót lại bên trong con tàu.
Với kinh phí 6 triệu USD, đội thám hiểm đã thực hiện 32 lần lặn với 44 ngày lênh trên biển thu thập các cảnh quay về vụ đắm tàu thảm khốc dưới đáy đại dương. Trải nghiệm có một không hai trong đời đó là niềm cảm hứng cho Joslyn xây dựng bản sao con tàu này. Ảnh: titanic_museum.
Cầu thang sảnh chính trong trong bản sao được phục dựng theo tỷ lệ tương đương con tàu thật. Chi phí xây dựng sảnh cầu thang này là 1 triệu USD. Ảnh: Kit Leong/Shutterstock.
Cầu thang sảnh chính trong trong bản sao được phục dựng theo tỷ lệ tương đương con tàu thật. Chi phí xây dựng sảnh cầu thang này là 1 triệu USD. Ảnh: Kit Leong/Shutterstock.
Du khách tham quan sẽ nhận thẻ lên tàu ghi tên của hành khách từng thiệt mạng trong vụ đắm tàu Titanic. Câu chuyện của những vị khách xấu số đó cũng được tái hiện trong bảo tàng. Du khách sau khi tham quan sẽ biết được chuyện gì đã xảy ra với vị khách trên thẻ tên, liệu người đó còn sống sót hay đã thiệt mạng. Ảnh: Kit Leong/Shutterstock.
Du khách tham quan sẽ nhận thẻ lên tàu ghi tên của hành khách từng thiệt mạng trong vụ đắm tàu Titanic. Câu chuyện của những vị khách xấu số đó cũng được tái hiện trong bảo tàng. Du khách sau khi tham quan sẽ biết được chuyện gì đã xảy ra với vị khách trên thẻ tên, liệu người đó còn sống sót hay đã thiệt mạng. Ảnh: Kit Leong/Shutterstock.
Bảo tàng cũng dựng lại bản sao cabin hạng nhất của con tàu lịch sử, nơi lưu trú của những hành khách thượng lưu năm 1912. John Jacob Astor IV là vị khách giàu có nhất trên chuyến tàu Titanic, cũng là người giàu nhất thế giới ở thời điểm ông thiệt mạng. Khi đó John Jacob Astor IV sở hữu khối tài sản ước tính khoảng 150 triệu USD, tương đương 4,5 tỷ USD ngày nay. Ảnh: Kit Leong/Shutterstock.
Bảo tàng cũng dựng lại bản sao cabin hạng nhất của con tàu lịch sử, nơi lưu trú của những hành khách thượng lưu năm 1912. John Jacob Astor IV là vị khách giàu có nhất trên chuyến tàu Titanic, cũng là người giàu nhất thế giới ở thời điểm ông thiệt mạng. Khi đó John Jacob Astor IV sở hữu khối tài sản ước tính khoảng 150 triệu USD, tương đương 4,5 tỷ USD ngày nay. Ảnh: Kit Leong/Shutterstock.
Đây là khu vực tái hiện không gian khoang hạng ba trên tàu. Theo ABC News, có khoảng 700 đến 1.000 hành khách hạng ba trên chuyến tàu định mệnh. Tiện nghi trong khoang hạng ba cho thấy sự phân cấp rõ rệt về tầng lớp xã hội trên tàu. Khác với giới thượng lưu, tất cả hành khách hạng ba phải dùng chung hai bồn tắm trên tàu. Ảnh: Kit Leong/Shutterstock
Đây là khu vực tái hiện không gian khoang hạng ba trên tàu. Theo ABC News, có khoảng 700 đến 1.000 hành khách hạng ba trên chuyến tàu định mệnh. Tiện nghi trong khoang hạng ba cho thấy sự phân cấp rõ rệt về tầng lớp xã hội trên tàu. Khác với giới thượng lưu, tất cả hành khách hạng ba phải dùng chung hai bồn tắm trên tàu. Ảnh: Kit Leong/Shutterstock
Ngoài tái hiện không gian bên trong con tàu, bảo tàng có khu vực tương tác thực tế. Du khách sẽ được cảm nhận được độ nghiêng của con tàu khi xảy ra tai nạn. Khi xác tàu được tìm thấy năm 1975, các nhà thám hiểm mới biết chính xác con tàu đã vỡ làm đôi khi bị đắm, mũi tàu đâm sâu vào đáy biển khoảng 18 m. Ảnh: Kit Leong/Shutterstock
Ngoài tái hiện không gian bên trong con tàu, bảo tàng có khu vực tương tác thực tế. Du khách sẽ được cảm nhận được độ nghiêng của con tàu khi xảy ra tai nạn. Khi xác tàu được tìm thấy năm 1975, các nhà thám hiểm mới biết chính xác con tàu đã vỡ làm đôi khi bị đắm, mũi tàu đâm sâu vào đáy biển khoảng 18 m. Ảnh: Kit Leong/Shutterstock
Ngoài ra, bảo tàng cũng xây dựng khu vực cho phép du khách cảm nhận độ lạnh của mặt biển vào sáng sớm ngày 15/4/1912 khi Titanic bị chìm. Du khách sẽ đặt ngón tay vào một khay đựng nước ở nhiệt độ âm 2 độ và thử thách thời gian chịu lạnh.
Thông thường, nhiệt độ cơ thể con người ở mức 37 độ C. Dưới 35 độ C, cơ thể dần hạ thân nhiệt, mạch đập chậm và yếu dần, hụt hơi, rơi vào trạng thái buồn ngủ, nhận thức mơ hồ. Ở mức độ nặng hơn bắt đầu xuất hiện ảo giác, dần mất ý thức và tử vong. Hầu hết hành khách trong vụ đắm tàu Titanic đều chết vì hạ thân nhiệt sau khi xuống biển 15 phút. Ảnh: Kit Leong/Shutterstock.
Ngoài ra, bảo tàng cũng xây dựng khu vực cho phép du khách cảm nhận độ lạnh của mặt biển vào sáng sớm ngày 15/4/1912 khi Titanic bị chìm. Du khách sẽ đặt ngón tay vào một khay đựng nước ở nhiệt độ âm 2 độ và thử thách thời gian chịu lạnh.
Thông thường, nhiệt độ cơ thể con người ở mức 37 độ C. Dưới 35 độ C, cơ thể dần hạ thân nhiệt, mạch đập chậm và yếu dần, hụt hơi, rơi vào trạng thái buồn ngủ, nhận thức mơ hồ. Ở mức độ nặng hơn bắt đầu xuất hiện ảo giác, dần mất ý thức và tử vong. Hầu hết hành khách trong vụ đắm tàu Titanic đều chết vì hạ thân nhiệt sau khi xuống biển 15 phút. Ảnh: Kit Leong/Shutterstock.
Ngoài trưng bày một số hiện vật của hành khách quá cố. Bảo tàng trong bản sao tàu Titanic cũng xây dựng một bức tường tri ân những người may mắn sống sót trong vụ tai nạn thảm khốc. Những người còn sống cung cấp cho bảo tàng thông tin, câu chuyện đã diễn ra trên boong trước khi tàu va phải băng trôi và chìm dưới đại dương.
Bảo tàng hiện lưu trữ bộ sưu tập trị giá hơn 4 triệu USD gồm 400 hiện vật từ tàu Titanic. Công trình bản sao tàu Titanic bán vé vào cửa cho khách tham quan với giá 35 USD mỗi người. Ảnh: Kit Leong/Shutterstock.
Ngoài trưng bày một số hiện vật của hành khách quá cố. Bảo tàng trong bản sao tàu Titanic cũng xây dựng một bức tường tri ân những người may mắn sống sót trong vụ tai nạn thảm khốc. Những người còn sống cung cấp cho bảo tàng thông tin, câu chuyện đã diễn ra trên boong trước khi tàu va phải băng trôi và chìm dưới đại dương.
Bảo tàng hiện lưu trữ bộ sưu tập trị giá hơn 4 triệu USD gồm 400 hiện vật từ tàu Titanic. Công trình bản sao tàu Titanic bán vé vào cửa cho khách tham quan với giá 35 USD mỗi người. Ảnh: Kit Leong/Shutterstock.
Bích Phương (Theo Business Insider)