Ấn Độ- Cuộc sống ở thị trấn ẩm ướt nhất thế giới Mawsynram rất khắc nghiệt, mưa quanh năm, nhưng ngàn nghìn du khách vẫn đổ về đây mỗi năm để tìm hiểu. – Du lịch
Mawsynram ở Khasi Hills, bang Meghalaya, phía đông Ấn Độ, là nơi có lượng mưa nhiều nhất thế giới. Thị trấn “ẩm ướt nhất thế giới” này ghi nhận lượng mưa hơn 11.880 mm mỗi năm, gấp 11 lần Glasgow và 22 lần London – hai thành phố cũng nổi tiếng ẩm ướt vì mưa nhiều.
Theo DNA India, lượng mưa một năm ở Mawsynram có thể làm ngập đầu gối tượng Chúa cứu thế cao 30 m ở Rio de Janeiro. Ảnh: IndiaToday
Mawsynram ở Khasi Hills, bang Meghalaya, phía đông Ấn Độ, là nơi có lượng mưa nhiều nhất thế giới. Thị trấn “ẩm ướt nhất thế giới” này ghi nhận lượng mưa hơn 11.880 mm mỗi năm, gấp 11 lần Glasgow và 22 lần London – hai thành phố cũng nổi tiếng ẩm ướt vì mưa nhiều.
Theo DNA India, lượng mưa một năm ở Mawsynram có thể làm ngập đầu gối tượng Chúa cứu thế cao 30 m ở Rio de Janeiro. Ảnh: IndiaToday
Jyotiprasad Oza, cư dân thị trấn, sống chủ yếu bằng kinh doanh du lịch, nói có khoảng 10.000 khách mỗi năm tới đây vì tò mò cuộc sống ở nơi mưa nhiều nhất, chủ yếu từ Mỹ và Anh – đặc biệt vào cao điểm mùa mưa từ tháng 6 đến tháng 9.
Các gói tham quan Mawsynram thường được kết hợp cùng một số điểm đến khác như Shillong, Cherrapunjee, Mawlynnong, Guwahati; mức giá dao động 280-420 USD.
Louis Pyngrope, sống ở Shillong, từng đến Mawsynram, nói du khách có thể tới thị trấn này vào tháng 6 hoặc tháng 7 để cảm nhận rõ ảnh hưởng của mưa. Không khí lúc này mát lạnh như thể thị trấn có một chiếc máy lạnh tự nhiên khổng lồ. Những người không thích mưa có thể xem xét du lịch vào tháng 4, 5 hoặc 10. Tuy nhiên, Louis nói khó mong đợi một ngày hoàn toàn không mưa, chỉ là mức độ nhẹ hơn.
Peg, từng tới Mawsynram năm 2019, chia sẻ đã lái xe qua những đám mây dày đặc, chỉ 2 giây mở cửa ôtô cũng khiến áo họ ướt đẫm. Trời không mưa nhưng mây gần như phủ kín làng. Peg nói các thác nước ở thị trấn là những điểm đáng tham quan nhất. Ảnh: AFP
Jyotiprasad Oza, cư dân thị trấn, sống chủ yếu bằng kinh doanh du lịch, nói có khoảng 10.000 khách mỗi năm tới đây vì tò mò cuộc sống ở nơi mưa nhiều nhất, chủ yếu từ Mỹ và Anh – đặc biệt vào cao điểm mùa mưa từ tháng 6 đến tháng 9.
Các gói tham quan Mawsynram thường được kết hợp cùng một số điểm đến khác như Shillong, Cherrapunjee, Mawlynnong, Guwahati; mức giá dao động 280-420 USD.
Louis Pyngrope, sống ở Shillong, từng đến Mawsynram, nói du khách có thể tới thị trấn này vào tháng 6 hoặc tháng 7 để cảm nhận rõ ảnh hưởng của mưa. Không khí lúc này mát lạnh như thể thị trấn có một chiếc máy lạnh tự nhiên khổng lồ. Những người không thích mưa có thể xem xét du lịch vào tháng 4, 5 hoặc 10. Tuy nhiên, Louis nói khó mong đợi một ngày hoàn toàn không mưa, chỉ là mức độ nhẹ hơn.
Peg, từng tới Mawsynram năm 2019, chia sẻ đã lái xe qua những đám mây dày đặc, chỉ 2 giây mở cửa ôtô cũng khiến áo họ ướt đẫm. Trời không mưa nhưng mây gần như phủ kín làng. Peg nói các thác nước ở thị trấn là những điểm đáng tham quan nhất. Ảnh: AFP
Nằm gần vịnh Bengal và Bangladesh, vị trí địa lý của Mawsynram đem đến những đợt gió mùa kéo dài. Dãy núi Himalaya sừng sững chặn các đám mây không thoát ra ngoài góp phần tạo nên những cơn mưa lớn.
Mưa ở Mawsynram không giống mưa ở hầu hết các nơi. Một khi đã mưa, thường kéo dài vài ngày liên tục, có khi cả tuần. Lượng mưa kỷ lục ở Mawsynram là 1.003 mm trong tháng 6/2022, gấp đôi lượng mưa London nhận được trong một năm.
Đa số nhu yếu phẩm đều được nhập khẩu do trời mưa quá nhiều, không có khả năng canh tác. Hàng hóa được chuyển đến Mawsynram phải bọc kỹ hoặc sấy khô để tránh nước mưa làm ảnh hưởng. Đường ở đây cũng nhanh hỏng do mưa, sửa chữa cũng mất nhiều thời gian. Ảnh: IndiaTimes
Nằm gần vịnh Bengal và Bangladesh, vị trí địa lý của Mawsynram đem đến những đợt gió mùa kéo dài. Dãy núi Himalaya sừng sững chặn các đám mây không thoát ra ngoài góp phần tạo nên những cơn mưa lớn.
Mưa ở Mawsynram không giống mưa ở hầu hết các nơi. Một khi đã mưa, thường kéo dài vài ngày liên tục, có khi cả tuần. Lượng mưa kỷ lục ở Mawsynram là 1.003 mm trong tháng 6/2022, gấp đôi lượng mưa London nhận được trong một năm.
Đa số nhu yếu phẩm đều được nhập khẩu do trời mưa quá nhiều, không có khả năng canh tác. Hàng hóa được chuyển đến Mawsynram phải bọc kỹ hoặc sấy khô để tránh nước mưa làm ảnh hưởng. Đường ở đây cũng nhanh hỏng do mưa, sửa chữa cũng mất nhiều thời gian. Ảnh: IndiaTimes
Những cơn mưa lớn, kéo dài khiến đời sống người dân khổ sở. Oza nói mưa lớn làm mọi người không dám ra đường, trẻ em không thể đến trường. Sạt lở đất và lũ lụt đe dọa đến đời sống người dân khi cơn mưa ập xuống còn điện có thể bị cắt nhiều ngày.
Barisha, người dân ở thị trấn, than phiền sống trong nhà cũng là cực hình vì tiếng mưa ồn ào cả ngày, khiến mọi người đau đầu. Đôi khi, lớp học bị hủy vì học sinh không nghe được lời giảng của giáo viên. Ảnh: Mirror
Những cơn mưa lớn, kéo dài khiến đời sống người dân khổ sở. Oza nói mưa lớn làm mọi người không dám ra đường, trẻ em không thể đến trường. Sạt lở đất và lũ lụt đe dọa đến đời sống người dân khi cơn mưa ập xuống còn điện có thể bị cắt nhiều ngày.
Barisha, người dân ở thị trấn, than phiền sống trong nhà cũng là cực hình vì tiếng mưa ồn ào cả ngày, khiến mọi người đau đầu. Đôi khi, lớp học bị hủy vì học sinh không nghe được lời giảng của giáo viên. Ảnh: Mirror
“Không nơi nào mưa như ở đây, chúng tôi không thể nhìn trong khoảng cách hơn 1 m. Chúng tôi có thể chạm, ngửi và nếm mây mỗi ngày”, một người dân nói. Ảnh: Gupta
“Không nơi nào mưa như ở đây, chúng tôi không thể nhìn trong khoảng cách hơn 1 m. Chúng tôi có thể chạm, ngửi và nếm mây mỗi ngày”, một người dân nói. Ảnh: Gupta
Theo Oza, một số người trong thị trấn muốn tìm đến nơi khác khô ráo hơn, cũng không có người mới chuyển tới Mawsynram. Qua thời gian, người dân thị trấn cũng tìm cách thích nghi với những trận mưa dai dẳng. Các ngôi nhà được xây cách âm tốt hơn nhằm tránh tiếng ồn từ trận mưa lớn. Họ cũng tạo ra loại ô toàn thân, trông như vỏ sò, làm từ tre và lá chuối, tên knups (ảnh) để tránh mưa khi ra đường. Ảnh: World Up
Theo Oza, một số người trong thị trấn muốn tìm đến nơi khác khô ráo hơn, cũng không có người mới chuyển tới Mawsynram. Qua thời gian, người dân thị trấn cũng tìm cách thích nghi với những trận mưa dai dẳng. Các ngôi nhà được xây cách âm tốt hơn nhằm tránh tiếng ồn từ trận mưa lớn. Họ cũng tạo ra loại ô toàn thân, trông như vỏ sò, làm từ tre và lá chuối, tên knups (ảnh) để tránh mưa khi ra đường. Ảnh: World Up
Tuy nhiên, “nơi ẩm nhất thế giới” cũng gặp tình trạng khô hạn khi gió mùa kết thúc vào khoảng tháng 10. Lúc này, một số hồ chứa nước trong khu vực gần như cạn nước, người dân chỉ được cấp nước trong hai giờ vào buổi sáng và hai giờ vào buổi tối. Họ gọi thời gian này là “cuộc chiến vòi nước”. Ảnh: Gupta
Tuy nhiên, “nơi ẩm nhất thế giới” cũng gặp tình trạng khô hạn khi gió mùa kết thúc vào khoảng tháng 10. Lúc này, một số hồ chứa nước trong khu vực gần như cạn nước, người dân chỉ được cấp nước trong hai giờ vào buổi sáng và hai giờ vào buổi tối. Họ gọi thời gian này là “cuộc chiến vòi nước”. Ảnh: Gupta
Nơi có lượng mưa nhiều thứ hai thế giới – Cherrapunji (hơn 11.400 mm mỗi năm) cũng thuộc bang Meghalaya, cách Mawsynram chỉ 5 km.
Nhưng vùng đang cạnh tranh “thị trấn mưa nhiều nhất” với Mawsynram là Koloriang, nằm ở hữu ngạn sông Kurung. Năm 2023, Cục Đo lường Ấn Độ chỉ ra nơi này hứng chịu những cơn mưa gần như cả năm, chỉ trừ ba tháng mùa đông.
Cư dân Koloriang đang yêu cầu Cục đo lượng mưa và sớm công nhận đây là “thị trấn mưa nhiều nhất”. Thực tế, khu vực bang Meghalaya và đông bắc nói chung đang ngày càng ít mưa, trong khi phía tây dần đón nhiều mưa hơn. Nguyên nhân chính đến từ biến đổi khí hậu, khiến vùng ẩm ướt dần khô hạn còn một số nơi lại đón lượng mưa bất thường. Ảnh: Scroll
Nơi có lượng mưa nhiều thứ hai thế giới – Cherrapunji (hơn 11.400 mm mỗi năm) cũng thuộc bang Meghalaya, cách Mawsynram chỉ 5 km.
Nhưng vùng đang cạnh tranh “thị trấn mưa nhiều nhất” với Mawsynram là Koloriang, nằm ở hữu ngạn sông Kurung. Năm 2023, Cục Đo lường Ấn Độ chỉ ra nơi này hứng chịu những cơn mưa gần như cả năm, chỉ trừ ba tháng mùa đông.
Cư dân Koloriang đang yêu cầu Cục đo lượng mưa và sớm công nhận đây là “thị trấn mưa nhiều nhất”. Thực tế, khu vực bang Meghalaya và đông bắc nói chung đang ngày càng ít mưa, trong khi phía tây dần đón nhiều mưa hơn. Nguyên nhân chính đến từ biến đổi khí hậu, khiến vùng ẩm ướt dần khô hạn còn một số nơi lại đón lượng mưa bất thường. Ảnh: Scroll
Hoài Anh (Theo Mirror, Srcoll, Times of India)