Quảng Ngãi- Những ngày cuối năm, nhiều người đến thủ phủ hoa cúc Nghĩa Hiệp mua hoa, đưa đi khắp nơi bán dịp Tết và tham quan chụp ảnh. – Du lịch
Xã Nghĩa Hiệp, huyện Tư Nghĩa có truyền thống trồng hoa Tết 50 năm, trong đó nổi bật nhất là hoa cúc. Đây chính là vùng trồng hoa cúc lớn nhất miền Trung dựa trên số lượng hộ trồng hoa và sản lượng.
Năm nay, làng có 500 hộ trồng hoa, sản lượng hoa cúc đạt 150.000 đến 300.000 chậu. Những ngày này, hoa cúc đã nở vàng, hầu hết được thương lái đặt mua số lượng lớn để bán trong tỉnh và chở đi các địa phương trong cả nước.
Xã Nghĩa Hiệp, huyện Tư Nghĩa có truyền thống trồng hoa Tết 50 năm, trong đó nổi bật nhất là hoa cúc. Đây chính là vùng trồng hoa cúc lớn nhất miền Trung dựa trên số lượng hộ trồng hoa và sản lượng.
Năm nay, làng có 500 hộ trồng hoa, sản lượng hoa cúc đạt 150.000 đến 300.000 chậu. Những ngày này, hoa cúc đã nở vàng, hầu hết được thương lái đặt mua số lượng lớn để bán trong tỉnh và chở đi các địa phương trong cả nước.
Mỗi nhà vườn ở xã Nghĩa Hiệp trồng từ 100 đến 3.000 chậu hoa cúc mỗi năm. Trừ đi chi phí, mỗi hộ thu về hàng chục đến hơn 100 triệu đồng.
Ông Phạm Hà, 60 tuổi, trồng hơn 100 chậu cúc, cho biết giá hoa tùy theo chiều cao của cây và độ đẹp. Trước khi bán, chủ vườn dùng dây nylon bọc quanh để chậu hoa gọn lại, không bị hư hỏng trong quá trình di chuyển.
Mỗi nhà vườn ở xã Nghĩa Hiệp trồng từ 100 đến 3.000 chậu hoa cúc mỗi năm. Trừ đi chi phí, mỗi hộ thu về hàng chục đến hơn 100 triệu đồng.
Ông Phạm Hà, 60 tuổi, trồng hơn 100 chậu cúc, cho biết giá hoa tùy theo chiều cao của cây và độ đẹp. Trước khi bán, chủ vườn dùng dây nylon bọc quanh để chậu hoa gọn lại, không bị hư hỏng trong quá trình di chuyển.
Hoa cúc hiện diện trong mỗi khu vườn, bên cạnh nhà dân. Nhiều ngôi nhà đã cũ, không còn người ở nhưng vườn vẫn được tận dụng để trồng hoa.
Ông Nguyễn Đăng Vinh, Chủ tịch UBND huyện Tư Nghĩa, cho biết việc hoa Nghĩa Hiệp mới được Bộ Khoa học Công nghệ công nhận nhãn hiệu là cơ hội để làng hoa được biết đến nhiều hơn, tạo việc làm ổn định cho người dân địa phương. Huyện cũng đã đẩy mạnh quảng bá thương hiệu, áp dụng khoa học kỹ thuật trong các khâu trồng, chăm sóc.
Hoa cúc hiện diện trong mỗi khu vườn, bên cạnh nhà dân. Nhiều ngôi nhà đã cũ, không còn người ở nhưng vườn vẫn được tận dụng để trồng hoa.
Ông Nguyễn Đăng Vinh, Chủ tịch UBND huyện Tư Nghĩa, cho biết việc hoa Nghĩa Hiệp mới được Bộ Khoa học Công nghệ công nhận nhãn hiệu là cơ hội để làng hoa được biết đến nhiều hơn, tạo việc làm ổn định cho người dân địa phương. Huyện cũng đã đẩy mạnh quảng bá thương hiệu, áp dụng khoa học kỹ thuật trong các khâu trồng, chăm sóc.
Người dân làng hoa thắt nơ cho hoa cúc Tết để bán giá được giá hơn.
Hiện một chậu hoa cúc giá 150.000 đồng đến 1,5 triệu đồng, tùy theo chiều cao, chất lượng hoa. Anh Trần Quang Trung, chủ vườn trồng 600 chậu hoa, cho biết giá hoa cúc tăng 10.000-20.000 đồng mỗi chậu so với năm ngoái, giúp gia đình thu nhập 70 triệu đồng trong vụ hoa Tết.
Người dân làng hoa thắt nơ cho hoa cúc Tết để bán giá được giá hơn.
Hiện một chậu hoa cúc giá 150.000 đồng đến 1,5 triệu đồng, tùy theo chiều cao, chất lượng hoa. Anh Trần Quang Trung, chủ vườn trồng 600 chậu hoa, cho biết giá hoa cúc tăng 10.000-20.000 đồng mỗi chậu so với năm ngoái, giúp gia đình thu nhập 70 triệu đồng trong vụ hoa Tết.
Làng hoa cũng là nơi lý tưởng để du khách đến chụp ảnh.
Chị Trần Ái Kiều, một người đến tham quan làng hoa, rất hào hứng vì “thấy hoa là thấy Tết”. Chính quyền địa phương cũng đang kết nối với các công ty du lịch để thu hút khách đến làng hoa Nghĩa Hiệp dịp trước Tết.
Làng hoa cũng là nơi lý tưởng để du khách đến chụp ảnh.
Chị Trần Ái Kiều, một người đến tham quan làng hoa, rất hào hứng vì “thấy hoa là thấy Tết”. Chính quyền địa phương cũng đang kết nối với các công ty du lịch để thu hút khách đến làng hoa Nghĩa Hiệp dịp trước Tết.
Những người đàn ông làm công việc bưng những chậu hoa lớn từ nhà vườn lên xe tải. Ông Nguyễn Văn Ngọc, 40 tuổi, một “phu hoa” cho biết công việc thời vụ giúp ông kiếm được 350.000 đồng một ngày. Đối với những chậu cúc nhỏ, một người có thể tự bưng lên xe.
Những người đàn ông làm công việc bưng những chậu hoa lớn từ nhà vườn lên xe tải. Ông Nguyễn Văn Ngọc, 40 tuổi, một “phu hoa” cho biết công việc thời vụ giúp ông kiếm được 350.000 đồng một ngày. Đối với những chậu cúc nhỏ, một người có thể tự bưng lên xe.
Với các vườn hoa ở xa đường lớn, chủ vườn phải thuê người dùng xe máy chở phía sau để đưa hoa ra khu vực tập trung các xe tải.
Với các vườn hoa ở xa đường lớn, chủ vườn phải thuê người dùng xe máy chở phía sau để đưa hoa ra khu vực tập trung các xe tải.
Ông Nguyễn Văn Anh, một thương lái, cho biết ông thường đưa xe tải đi mua hoa vào buổi sáng sớm hoặc sau 14h, thời gian buổi trưa để người lao động, khuân vác hoa được nghỉ ngơi. Trong lúc những người ở dưới bưng hoa cúc lên xe, những người trên ôtô tải cũng chờ sẵn để đỡ hoa.
Ông Nguyễn Văn Anh, một thương lái, cho biết ông thường đưa xe tải đi mua hoa vào buổi sáng sớm hoặc sau 14h, thời gian buổi trưa để người lao động, khuân vác hoa được nghỉ ngơi. Trong lúc những người ở dưới bưng hoa cúc lên xe, những người trên ôtô tải cũng chờ sẵn để đỡ hoa.
Sau khi lên xe tải, hoa cúc sẽ đi đến nhiều tỉnh miền Trung và nhiều nơi trên cả nước. Trước Tết khoảng một tuần, hầu như toàn bộ số hoa cúc đã được nhà vườn “gả” cho thương lái.
Sau khi lên xe tải, hoa cúc sẽ đi đến nhiều tỉnh miền Trung và nhiều nơi trên cả nước. Trước Tết khoảng một tuần, hầu như toàn bộ số hoa cúc đã được nhà vườn “gả” cho thương lái.
Phạm Linh