Normal
0
false
false
false
EN-US
X-NONE
X-NONE
/* Style Definitions */
table.MsoNormalTable
{mso-style-name:”Table Normal”;
mso-tstyle-rowband-size:0;
mso-tstyle-colband-size:0;
mso-style-noshow:yes;
mso-style-priority:99;
mso-style-parent:””;
mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt;
mso-para-margin-top:0in;
mso-para-margin-right:0in;
mso-para-margin-bottom:10.0pt;
mso-para-margin-left:0in;
line-height:115%;
mso-pagination:widow-orphan;
font-size:14.0pt;
font-family:”Times New Roman”,”serif”;}
Có thể gọi họ là những người “thổi hồn” cho những di tích lịch
sử, danh lam thắng cảnh, điểm du lịch nào đó. Họ có khả năng truyền cảm hứng
cho khách du lịch, khiến du khách bị cuốn hút hơn khi đứng trước một nơi lần đầu
tiên đặt chân đến.
Làm được chuyện “thổi hồn” và “truyền cảm hứng” như vậy thì
thuyết minh viên du lịch đâu chỉ là một nghề mà còn là cả một nghệ thuật – nghệ
thuật thu hút người đối diện, nghệ thuật tạo ra sức hấp dẫn cho điểm du lịch.
Trong một chuyến tham quan thực tế ở khu di tích Bến Hải –
Hiền Lương (tỉnh Quảng Trị), chúng tôi bị thu hút bởi cách kể chuyện của anh Trần
Văn Minh, cán bộ quản lý kiêm thuyết minh viên khu di tích.
Hơn 20 năm gắn bó với nơi này, những gì từng diễn ra ở di
tích Bến Hải – Hiền Lương đã trở thành những câu chuyện nằm lòng, không phải được
ghi nhớ bằng trí óc nữa mà được in sâu trong tâm thức anh Minh.
Từng mẩu chuyện xúc động, dù là lớn hay nhỏ đều được anh kể
lại một cách nguyên vẹn, đầy cảm xúc. Và, cảm xúc ấy lan truyền cho người nghe
một cách chân thành nhất. Không kịp ghi chép vẫn nhớ, có lẽ vì, chúng tôi không
phải nghe một cán bộ chuyên môn đang thuyết minh về di tích, mà đang nghe một
con người đã gắn bó với Bến Hải – Hiền Lương gần hai phần ba cuộc đời mình, kể
cho nghe những câu chuyện xúc động đã khắc sâu vào tâm khảm anh lâu rồi.
Chuyện về cuộc chiến chọi cờ, chọi loa, chuyện bên này sông
tổ chức diễn văn nghệ, bên kia đứng xem mà không dám vỗ tay tán thưởng, chuyện
đôi vợ chồng trẻ cưới nhau rồi bị ngăn cách bởi một dòng sông, những câu thơ phụ
họa cũng được anh cất lên đầy xúc động… Nếu chỉ thao thao thuyết minh về di
tích, rằng khu này có gì, thành tích thế nào, lịch sử ra làm sao thì chưa chắc
đã chạm vào trái tim người nghe như cái cách anh Minh đã đặt mình làm một nhân
vật lịch sử để thẩm thấu mỗi câu chuyện và truyền cảm xúc ấy lại cho mọi người.
Đỗ Thị Bích Ngân (áo dài) thuyết minh về quá trình ra đời bản
“Dạ cổ hoài lang” cho du khách. Ảnh: C.T
Trong một chuyến đi mở rộng hợp tác, xúc tiến phát triển du
lịch, đoàn công tác của Sở VH-TT-TT&DL tỉnh Bạc Liêu đã đến với khu di tích
Trung ương Cục miền Nam tại tỉnh Tây Ninh.
Chúng tôi tiếp xúc với anh Cao Hoài Phương, một cán bộ thuyết
minh di tích đã tạo nhiều ấn tượng đẹp với anh em trong đoàn. Hỏi anh làm sao
có thể thuộc nằm lòng quá nhiều chi tiết, diễn biến mỗi trận chiến, số liệu, từng
nhân vật cụ thể…, anh chỉ cười bảo: “Mình làm việc bằng cái “tâm”. Đặt tình cảm,
tâm huyết vào công việc, yêu quý công việc mình làm thì nghề sẽ dạy nghề. Mình
coi Trung ương Cục là nhà từ khi gắn bó với công việc này”.
Bằng chính cái “tâm” với công việc, coi nơi làm việc là nhà
mà anh Phương đã tự trau dồi kiến thức, thẩm thấu lịch sử, và mạch cảm xúc dẫn
chuyện của anh chính là niềm tự hào vì một khu di tích đặc biệt mà quê hương
anh có được.
Ban quản lý khu di tích cho biết, với nghệ thuật thuyết minh
đặc biệt, anh Cao Hoài Phương đã từng nhiều lần trực tiếp tiếp chuyện và đưa
các đoàn khách Trung ương thăm di tích Trung ương Cục miền Nam, đón tiếp những
vị nguyên thủ quốc gia như Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng, nguyên
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang… Mỗi ngôi nhà, nơi ở, nơi làm việc và hoạt động
cách mạng của các nguyên thủ quốc gia thời kháng chiến như: Võ Văn Kiệt, Nguyễn
Văn Linh…, thậm chí từng ngóc ngách, mỗi vật dụng các đồng chí sử dụng đều là một
câu chuyện, kỷ niệm khó phai đã được anh Phương thuộc nằm lòng.
Bất cứ đồ vật nào được du khách thắc mắc cũng được người
thuyết minh viên này giải thích bằng phong cách kể chuyện chứ không phải đơn
thuần là “thuyết minh” cho biết.
Nhìn trên bình diện chung, và theo chính nhận định của ngành
chủ quản, đội ngũ thuyết minh viên du lịch ở Bạc Liêu còn thiếu và hạn chế về
trình độ, tác phong chuyên nghiệp.
Nhưng, không thể phủ nhận, vẫn có những nhân tố đang nỗ lực
để thành thục hơn trong chuyên môn, hướng tới nghệ thuật dẫn chuyện, thổi hồn
vào những khu di tích, điểm đến du lịch. Đỗ Thị Bích Ngân, thuyết minh viên Khu
lưu niệm nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam bộ và nhạc sĩ Cao Văn Lầu là một điển
hình.
Ngân hội tụ khá đủ những yếu tố cần có: ngoại hình, giọng
nói ngọt ngào, sự hiểu biết và đặc biệt là ca bản “Dạ cổ hoài lang” (DCHL) khá
chuẩn. Câu chuyện “tam niên vô tự bất thành thê” của gia đình cố nhạc sĩ Cao
Văn Lầu qua giọng kể truyền cảm và đầy tâm trạng của Ngân cũng khiến nhiều du
khách nắm rõ hơn “cốt cách” của một bản nhạc.
DCHL được thu âm thành bài bản có hòa đờn để phục vụ tại
đây, nhưng du khách đã nghe Ngân thuyết minh thì chỉ thích được thưởng thức bài
DCHL hát “sống”. Và giọng hát của Ngân đã chinh phục nhiều du khách.
Trực tiếp dẫn nhiều đoàn khách tham quan khu lưu niệm, chúng
tôi ghi nhận được sự nỗ lực của Ngân trong việc làm sống lại bối cảnh của bài
DCHL cũng như làm sáng rõ sự phát triển của dòng nhạc độc đáo này.
Thuyết minh viên du lịch không chỉ là nghề mà là cả một nghệ
thuật – nghệ thuật cuốn hút người nghe vào câu chuyện và làm cho một điểm đến,
một di tích trở nên “có hồn”.
Cho nên, muốn thu hút du khách, phát triển ngành Du lịch,
bên cạnh tính toán những vấn đề nâng cấp các dịch vụ du lịch, xây dựng những điểm
đến hấp dẫn, phát huy giá trị của những khu di tích lịch sử – văn hóa… thì nhân
tố con người cũng nên được chú trọng.
Đào tạo đội ngũ thuyết minh viên, hướng dẫn viên du lịch có
chuyên môn, nghiệp vụ phải gắn liền với tìm kiếm những con người có tâm, yêu
nghề, không phải chỉ nói cho khách biết và hiểu mà phải đạt đến nghệ thuật chạm
vào trái tim du khách.
Cẩm Thúy
Nguồn: Báo Bạc Liêu