Hà Nam- Du khách có cơ hội trải nghiệm, chụp ảnh không gian Tết của thập niên 1980 và quy trình làm món cá kho đặc sản của làng. – Du lịch
Làng Vũ Đại hay là làng Đại Hoàng, xã Hòa Hậu, huyện Lý Nhân, là ngôi làng tiêu biểu của đồng bằng Bắc Bộ, từng nổi tiếng trong tác phẩm Chí Phèo của nhà văn Nam Cao. Làng nằm cách trung tâm thành phố Phủ Lý gần 40 km, cách thủ đô Hà Nội khoảng 80 km và chừng 1 tiếng 45 phút di chuyển bằng ôtô.
Làng Vũ Đại hay là làng Đại Hoàng, xã Hòa Hậu, huyện Lý Nhân, là ngôi làng tiêu biểu của đồng bằng Bắc Bộ, từng nổi tiếng trong tác phẩm Chí Phèo của nhà văn Nam Cao. Làng nằm cách trung tâm thành phố Phủ Lý gần 40 km, cách thủ đô Hà Nội khoảng 80 km và chừng 1 tiếng 45 phút di chuyển bằng ôtô.
Làng Vũ Đại ngày nay thường là điểm đến của các chuyến tham quan mỗi dịp cận Tết bởi nơi đây có món cá kho nổi tiếng và những không gian hoài cổ.
Một hành trình phototour “Tết xưa” được 6 thành viên từ Hà Nội thực hiện vào đầu tháng 1. Anh Trần Tiến Dũng, một trong những người tham gia, cho biết rất vui khi được trải nghiệm hành trình tái hiện hình ảnh Tết xưa. Những hình ảnh mà anh chụp có sức truyền tải mạnh mẽ, lan tỏa nét văn hóa đặc trưng, lâu đời của người dân nơi đây.
Làng Vũ Đại ngày nay thường là điểm đến của các chuyến tham quan mỗi dịp cận Tết bởi nơi đây có món cá kho nổi tiếng và những không gian hoài cổ.
Một hành trình phototour “Tết xưa” được 6 thành viên từ Hà Nội thực hiện vào đầu tháng 1. Anh Trần Tiến Dũng, một trong những người tham gia, cho biết rất vui khi được trải nghiệm hành trình tái hiện hình ảnh Tết xưa. Những hình ảnh mà anh chụp có sức truyền tải mạnh mẽ, lan tỏa nét văn hóa đặc trưng, lâu đời của người dân nơi đây.
Không gian Tết xưa tại căn nhà của ông Trần Văn Trung (58 tuổi) – người dân đang sinh sống tại làng. Căn nhà vốn là nhà cấp 4 từ thời cha mẹ ông để lại nên phần kiến trúc ngày xưa như mái ngói lợp, hiên gạch đỏ và các đồ dùng như bát chiết yêu, rá nhôm, ca sắt hay cả chiếc xe đạp thời bao cấp vẫn còn được lưu giữ.
Không gian Tết xưa tại căn nhà của ông Trần Văn Trung (58 tuổi) – người dân đang sinh sống tại làng. Căn nhà vốn là nhà cấp 4 từ thời cha mẹ ông để lại nên phần kiến trúc ngày xưa như mái ngói lợp, hiên gạch đỏ và các đồ dùng như bát chiết yêu, rá nhôm, ca sắt hay cả chiếc xe đạp thời bao cấp vẫn còn được lưu giữ.
“Mới chỉ nhìn qua khung cảnh thôi mà cảm xúc của tôi như ùa về”, một thành viên trải nghiệm nói.
Ông bà Quýnh, ngoài 90 tuổi, người dân trong làng tham gia chương trình, cho biết mỗi dịp Tết đều tập trung con cháu lại để gói bánh chưng.
“Mới chỉ nhìn qua khung cảnh thôi mà cảm xúc của tôi như ùa về”, một thành viên trải nghiệm nói.
Ông bà Quýnh, ngoài 90 tuổi, người dân trong làng tham gia chương trình, cho biết mỗi dịp Tết đều tập trung con cháu lại để gói bánh chưng.
Chị Hoàng Thị Thơ, chủ một cơ sở cá kho hơn 10 năm, cho biết cá kho là món ăn không thể thiếu trong mỗi dịp Tết cổ truyền ở làng. Loại cá được sử dụng là trắm đen to, sau khi đánh vẩy sạch sẽ ướp với 10 loại gia vị rồi xếp vào niêu đất và đun trong 12-14 tiếng.
“Hương vị đặc biệt cho món cá kho được sản xuất tại đây mà chỉ người dân nơi đây sử dụng, đó chính là nước cốt cua đồng”, chị Thơ cho biết.
Chị Hoàng Thị Thơ, chủ một cơ sở cá kho hơn 10 năm, cho biết cá kho là món ăn không thể thiếu trong mỗi dịp Tết cổ truyền ở làng. Loại cá được sử dụng là trắm đen to, sau khi đánh vẩy sạch sẽ ướp với 10 loại gia vị rồi xếp vào niêu đất và đun trong 12-14 tiếng.
“Hương vị đặc biệt cho món cá kho được sản xuất tại đây mà chỉ người dân nơi đây sử dụng, đó chính là nước cốt cua đồng”, chị Thơ cho biết.
Cá kho được đun hoàn toàn bằng bếp củi.
“Ngửi thấy mùi khói từ những thanh củi đang cháy trong bếp, mùi thơm quen thuộc của món cá kho, tôi lại nhớ đến bữa cơm ngày còn bé ngồi ăn cùng bố mẹ”, anh Nam, 34 tuổi, một thành viên, cho biết.
Cá kho được đun hoàn toàn bằng bếp củi.
“Ngửi thấy mùi khói từ những thanh củi đang cháy trong bếp, mùi thơm quen thuộc của món cá kho, tôi lại nhớ đến bữa cơm ngày còn bé ngồi ăn cùng bố mẹ”, anh Nam, 34 tuổi, một thành viên, cho biết.
Sau khi được tận mắt trải nghiệm và chụp ảnh các bước làm cá kho, du khách sẽ được thưởng thức món ăn này trong bữa ăn trưa truyền thống ngày Tết do chủ nhà chuẩn bị. Theo cảm nhận của anh Nam, thịt cá chắc, không bị bở, xương cá mềm. Gia vị được thấm sâu và đều vào bên trong, tạo ra độ đậm vị vừa phải. Đặc biệt, dù nấu bằng bếp củi nhưng niêu cá không bị ám mùi mà vẫn thơm.
Sau khi được tận mắt trải nghiệm và chụp ảnh các bước làm cá kho, du khách sẽ được thưởng thức món ăn này trong bữa ăn trưa truyền thống ngày Tết do chủ nhà chuẩn bị. Theo cảm nhận của anh Nam, thịt cá chắc, không bị bở, xương cá mềm. Gia vị được thấm sâu và đều vào bên trong, tạo ra độ đậm vị vừa phải. Đặc biệt, dù nấu bằng bếp củi nhưng niêu cá không bị ám mùi mà vẫn thơm.
Khách du lịch tham gia chuyến đi ở nhiều độ tuổi nhưng đa phần là những người trung niên, đã trải qua tuổi thơ vào những năm 1980. Lần đầu tiên tham gia, các khách nước ngoài cũng thấy hào hứng.
Chị Marsha Bell chia sẻ: “Chúng tôi đi một vòng trong làng, nhiều người dân thấy và tươi cười chào ‘Hello’. Họ còn tặng hoa quả trồng trong vườn nhà. Cảnh Tết quê ở Việt Nam ngày xưa thật đơn giản, đồ ăn ngon và người dân rất nhiệt tình”.
Khách du lịch tham gia chuyến đi ở nhiều độ tuổi nhưng đa phần là những người trung niên, đã trải qua tuổi thơ vào những năm 1980. Lần đầu tiên tham gia, các khách nước ngoài cũng thấy hào hứng.
Chị Marsha Bell chia sẻ: “Chúng tôi đi một vòng trong làng, nhiều người dân thấy và tươi cười chào ‘Hello’. Họ còn tặng hoa quả trồng trong vườn nhà. Cảnh Tết quê ở Việt Nam ngày xưa thật đơn giản, đồ ăn ngon và người dân rất nhiệt tình”.
Quỳnh Mai
Ảnh: Trần Tiến Dũng