Trầm trồ trước kiến trúc độc đáo của Tòa Thánh Tây Ninh – Chốn linh thiêng của đạo Cao Đài

Tây Ninh là một tỉnh nằm ở khu vực Đông Nam Bộ. Từ lâu nơi đây đã được xem là điểm đến du lịch hấp dẫn không thể bỏ lỡ dành cho du khách trong mỗi chuyến du lịch miền Tây. Không chỉ sở hữu khung cảnh thiên nhiên bình yên, nền văn hóa, ẩm thực đặc sắc, Tây Ninh còn hớp hồn du khách bởi những công trình kiến trúc tuyệt đẹp. Một trong số đó phải nói đến Tòa Thánh Tây Ninh. Đây được xem là một trong những tòa thánh có lối kiến trúc độc đáo bậc nhất trên thế giới, một biểu tượng của đạo Cao Đài tại mảnh đất Tây Ninh. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng khám phá xem Tòa Thánh Tây Ninh ẩn chứa những điều gì thú vị nhé.
Tòa thánh Tây Ninh nằm ở đâu?
Tòa Thánh Tây Ninh là một công trình kiến trúc vô cùng nổi tiếng tọa lạc trên địa phần xã Long Thành Bắc, thuộc huyện Hòa Thành, tỉnh Tây Ninh, cách trung tâm thành phố khoảng 4 cây số về phía Đông Nam và cách TP Hồ Chí Minh khoảng 100km về phía Tây Bắc. Tòa thành được xây dựng vào khoảng giữa những năm 1933. Tuy nhiên phải mất 22 năm thì nó mới được hoàn thành và trở thành công trình kiến trúc biểu tượng của đạo Cao Đài tại tỉnh Tây Ninh. Theo nhiều tài liệu lịch sử ghi chép lại, Tòa Thánh Tây Ninh được xây dựng tại một vị trí vô cùng đắc địa, ngay trên khu đất Lục long Phò Ấn linh thiêng, nơi các bậc Thánh, Tiên, Phật đến ngự.
 
 Tòa Thánh Tây Ninh là một công trình kiến trúc vô cùng nổi tiếng. Ảnh: Vntrip
 
 Công trình sở hữu lối kiến trúc cực kỳ độc đáo. Ảnh: Ivivu
Tòa Thánh Tây Ninh còn được biết đến với nhiều tên gọi khác nhau như: Tòa Thánh Cao Đài, Đền Thánh hay Tòa Thánh Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ. Từ nhiều năm nay, nơi đây đã được xem là một trong những điểm đến tham quan, du lịch nổi tiếng bậc nhất của tỉnh Tây Ninh nói riêng và của vùng Đông Nam Bộ nói chung. Mỗi năm có hàng vạn du khách từ khắp mọi nơi đổ về đây để có cơ hội tận mắt chiêm ngưỡng vẻ đẹp kiến trúc độc đáo có một không hai của công trình này.
 
 Tòa thánh sở hữu lối kiến trúc vô cùng đắc địa. Ảnh: vietgoing
Lịch sử của Tòa Thánh Tây Ninh
Tìm hiểu một chút về lịch sử Tòa Thánh Tây Ninh chắc chắn sẽ giúp chuyến tham quan của bạn có thêm nhiều trải nghiệm thú vị. Theo các tài liệu lịch sử, vào năm 1926 tại chùa Gò Kén Tây Ninh, hòa thượng Giác Hải đã tổ chức một buổi lễ khai đạo để kêu gọi người dân góp tiền của, đất đai cây dựng chùa. Hưởng ứng lời kêu gọi, người dân đã quyết định hiến dâng chùa Từ Lâm Tự cho hội Thánh Cao Đài. Thế nhưng về sau, hòa thượng Giác Hải lại đòi lại chùa và không dâng hiến cho hội Thánh nữa. Khoảng 3 tháng sau khi bị đòi lại chùa, hội Thánh đã lựa chọn một địa điểm tại Tây Ninh để xây dựng tòa thánh. Vị trí này được xem là thánh địa, rất thuận tiện cho người dân trong việc di chuyển, đi lại. Tòa thành chính thức được khởi công xây dựng từ năm 1933. Tuy nhiên do ảnh hưởng của chiến tranh nên phải mất 22 năm, vào năm 1955 thì công trình này mới chính thức được hoàn thành.
 
 Tòa Thánh Tây Ninh được xây dựng từ năm 1933 và phải mất 22 năm nó mới được hoàn thành. Ảnh: VOV
Chiêm ngưỡng kiến trúc độc đáo của Tòa Thành Tây Ninh
Khuôn viên rộng lớn
Tòa Thánh Tây Ninh là một công trình kiến trúc đồ sộ, được xây dựng trên vùng đấy vô cùng rộng lớn lên đến 1km2. Một điều khá thú vị là mặc dù sở hữu lối kiến trúc độc đáo nhưng công trình này lại được thiết kế bởi chính bàn tay, bộ óc của các tín đồ đạo Cao Đài chứ không phải bởi bất cứ kiến trúc sư nào cả. Mỗi một khu vực của tòa thánh đều ẩn chứa những triết lý riêng của đạo, có ý nghĩa vô cùng đặc biệt.
 
 Khuôn viên tòa thánh cực kỳ rộng lớn. Ảnh: Ivivu
Toàn bộ khuôn viên của tòa thánh được bao bọc xung quanh bởi hệ thống hàng rào kiên cố. Bên trong là gần 100 công trình lớn nhỏ khác nhau, được nối với nhau bằng một con đường rộng thênh thang. Hiện Tòa Thánh Tây Ninh cũng đã được công nhận là một trong những công trình tôn giáo lớn nhất trên thế giới.
 
 Bên trong tòa thánh là nhiều khu vực khác nhau. Ảnh: Halo
Tham quan Tòa Thánh Tây Ninh, bạn còn có thể nhìn thấy rất nhiều khỉ. Bởi trong khuôn viên tòa thánh có hai khu rừng rậm rạp, cây cối xanh tốt. Những cú khỉ được mang về nuôi và chăm sóc tại đây.
Kiến trúc tổng thể của Tòa Thánh Tây Ninh
 Tòa Thánh Tây Ninh có thể nói là sự kết hợp hoàn hảo của lối kiến trúc Đông – Tây, giao thoa giữa Phật Giáo, Đạo giáo và Nho giáo. Tổng thể công trình được thiết kế theo hình tượng Long Mã Bái Sư, với phía trước có hình dáng như đầu Long Mã nhìn về phía Tây. Hai tòa tháp chuông được xây cao hàng chục mét tựa như cặp sừng nhọn. Đặc biệt, tòa thánh có hàng trăm cây cột, được chạm khắc vô cùng tinh xảo.
 
 Sự kết hợp hài hòa giữa 2 nền kiến trúc Đông – Tây. Ảnh: Gody
Bất cứ ai khi đặt chân đến Tòa Thánh Tây Ninh có lẽ cũng đều phải trầm trồ và ấn tượng trước vẻ đẹp kiến trúc độc đáo của công trình này. Ấn tượng đầu tiên là nó có rất nhiều màu sắc, được phối hợp hài hòa. Mọi chi tiết chặm khắc, trang trí dù là nhỏ nhất cũng đều được thực hiện cực kỳ tinh xảo, khéo léo.
 
 Background sống ảo lý tưởng dành cho du khách. Ảnh: Vntrip
Hệ thống các cổng đồ sộ
Tòa Thánh Tây Ninh có khuôn viên rộng lớn, sở hữu hệ thống 12 cổng tam quan đồ sộ. Cổng lớn nhất có tên Chánh Môn có lối kiến trúc nguy nga, chạm trổ tinh xảo. 11 cổng còn lại nhỏ hơn, được đánh số từ 1 đến 12 cũng đều được trang trí bởi các họa tiết long, ly, quy phụng, hoa sen công phu và tỉ mỉ. Bước qua cánh cổng chính, bạn sẽ nhìn thấy ngay một biểu tượng thiên nhãn tuyệt đẹp. Đây cũng chính là biểu tượng vô cùng thiêng liêng của đạo Cao Đài.
 
 Tòa thánh có tất cả 12 cổng vào khác nhau. Ảnh: Alodi
Tòa Chánh Điện
Chánh Điện là khu vực chính của Tòa Thánh Tây Ninh. Nơi đây có diện tích rộng lớn. Bước vào bên trong, bạn sẽ trông thấy một bức tranh Tam Thánh hay còn được gọi là thiên sứ bao gồm: Cụ Nguyễn Bỉnh Khiêm, cụ Victor và cụ Tôn Dật Tiên. Đây là ba tín đồ được tôn là Bậc Thánh của đạo Cao Đài.
 
 Tòa thánh có hệ thống hàng trăm cột trụ khác nhau. Ảnh: baomoi
Tam Thánh
Nằm ngay phía sau bức tranh Tam Thánh Cao Đài là bàn thờ Thượng đế. Nơi đây thờ 3 vị cao nhất của đạo là Hộ pháp Phạm Công Tắc, Thượng phẩm Cao Quỳnh Cư và Thượng sanh Cao Hoài Sang.
Tham quan tòa thánh, bạn còn có cơ hội được chiêm ngưỡng hệ thống hàng trăm cột trụ lớn nhỏ khác nhau. Tất cả đều được chạm khắc hình rồng vô cùng tinh xảo.
Nghinh Phong Đài
Nghinh Phong Đài là khu vực cao khoảng 17 mét, được thiết kế hình vông phía dưới, phía trên là mái vòm mang nửa quả địa cầu.
Ngoài ra, Tòa Thánh Tây Ninh còn có rất nhiều khu vực khác để bạn tham quan như: Bát Quái Đài, hầm Bát Quái, Quả Càn Khôn.
Nên đến tham quan Tòa Thánh Tây Ninh vào thời điểm nào trong năm?
Tây Ninh là một tỉnh có khí hậu khá ôn hòa vì vậy bạn có thể đến tham quan Tòa Thánh Tây Ninh vào bất cứ thời điểm nào trong năm. Tuy nhiên theo kinh nghiệm của các tín đồ xê dịch, bạn nên đi vào ngày mồng 9 tháng giêng hoặc ngày rằm tháng 8 vì đây là hai thời điểm diễn ra lễ hội với những hoạt động cực kỳ đặc sắc. Bạn cũng có thể đến vào lúc 12h trưa để được tham dự lễ cúng đại đàn Tòa Thánh. Qua đó bạn sẽ hiểu hơn về nét đẹp, văn hóa của đạo Cao Đài.
 
 Bạn có thể tham quan tòa thánh vào bất cứ thời điểm nào trong năm. Ảnh: Tripzone
Cách di chuyển đến Tòa Thánh Tây Ninh
Với vị trí nằm khá gần khu vực trung tâm thành phố nên việc di chuyển đến Tòa Thánh Tây Ninh cũng rất thuận tiện và dễ dàng. Bạn có thể lựa chọn nhiều loại phương tiện khác nhau:
Đi bằng xe khách
Từ trung tâm TP Hồ Chí Minh, bạn có thể đi đến tòa thánh bằng xe khách, với giá vé khoảng 100,000vnđ đến 150,000vnđ/ 1 lượt.
Đi bằng phương tiện cá nhân
Nếu muốn có chuyến hành trình chủ động, bạn có thể di chuyển đến Tòa Thánh Tây Ninh bằng phương tiện cá nhân như xe máy hoặc ô tô. Xuất phát trừ trung tâm Sài Gòn, bạn di chuyển theo tuyến đường quốc lộ 22 đến huyện Gò Dâu. Tại đây bạn sẽ tiếp vào Quốc lộ 22B đến thành phố Tây Ninh. Từ đây bạn sẽ thấy có biển chỉ dẫn đường đến Tòa Thánh Tây Ninh.
 
 Việc di chuyển đến tòa thánh cũng khá thuận tiện và dễ dàng. Ảnh: Vntrip
Một vài điều bạn cần  lứu ý khi tham quan Tòa Thánh Tây Ninh
Bạn cần phải bỏ giày dép bên ngoài khi vào tham quan bất cứ khu vực nào bên trong tòa thánh.
Nếu muốn leo lên đỉnh tháp chuông để tham quan, chụp ảnh bạn cần phải xin phéo bảo vệ.
Khi vào chánh điện, nhớ đi từ hai cửa hai bên, nam đi vào từ bên phải, nữ vào từ bên trái.
Lượng du khách đến với tòa thánh rất đông, đặc biệt vào dịp cao điểm vì vậy bạn cần chú ý tự bảo quản đồ đạc cá nhân, tránh móc túi.
Được mệnh danh là công trình kiến trúc độc đáo bậc nhất vùng Đông Nam Bộ, Tòa Thánh Tây Ninh xứng đáng là điểm đến không thể bỏ lỡ dành cho du khách khi có dịp đặt chân tới Tây Ninh. Hy vọng rằng những thông tin trên sẽ giúp bạn có được những trải nghiệm đáng nhớ.
Nguồn: DulichVietNam
Sưu tầm: Ngô Diệp 

Bài viết được đề xuất