Ninh Bình- Tranh lấy cảm hứng làng quê Việt Nam được hàng trăm nông dân tạo hình trên cánh đồng ở Tam Cốc đang thu hút hàng nghìn lượt khách đến check in mỗi ngày. – Du lịch
Ngày cuối tháng 5, cánh đồng rộng hơn 18 ha nằm trong các thung lũng ở khu du lịch Tam Cốc – Bích Động, huyện Hoa Lư bắt đầu chín vàng, vào chính vụ.
Cánh đồng bên dòng sông Ngô Đồng uốn lượn quanh co ở khu du lịch Tam Cốc – Bích Động từng được Business Insider bình chọn là 1 trong 5 cánh đồng lúa đẹp nhất Việt Nam.
Ngày cuối tháng 5, cánh đồng rộng hơn 18 ha nằm trong các thung lũng ở khu du lịch Tam Cốc – Bích Động, huyện Hoa Lư bắt đầu chín vàng, vào chính vụ.
Cánh đồng bên dòng sông Ngô Đồng uốn lượn quanh co ở khu du lịch Tam Cốc – Bích Động từng được Business Insider bình chọn là 1 trong 5 cánh đồng lúa đẹp nhất Việt Nam.
Nổi bật trên đồng lúa Tam Cốc năm nay là bức tranh cậu bé cưỡi trâu khổng lồ, lấy cảm hứng từ tranh dân gian “Mục đồng thổi sáo” gắn liền với làng quê Việt Nam.
Hàng trăm nông dân Hợp tác xã nông nghiệp Văn Lâm, xã Ninh Hải, huyện Hoa Lư được huy động để gieo cấy và chăm sóc thửa ruộng khổng lồ này. Người dân cho hay bức tranh trồng lúa năm nay tạo hình khó hơn năm trước do có nhiều chi tiết phức tạp như mắt, mũi, miệng cũng như phải thể hiện được sự tươi tắn của mục đồng và con trâu.
Nổi bật trên đồng lúa Tam Cốc năm nay là bức tranh cậu bé cưỡi trâu khổng lồ, lấy cảm hứng từ tranh dân gian “Mục đồng thổi sáo” gắn liền với làng quê Việt Nam.
Hàng trăm nông dân Hợp tác xã nông nghiệp Văn Lâm, xã Ninh Hải, huyện Hoa Lư được huy động để gieo cấy và chăm sóc thửa ruộng khổng lồ này. Người dân cho hay bức tranh trồng lúa năm nay tạo hình khó hơn năm trước do có nhiều chi tiết phức tạp như mắt, mũi, miệng cũng như phải thể hiện được sự tươi tắn của mục đồng và con trâu.
Bức tranh được tạo hình ở thửa ruộng rộng gần 10.000 m2 nằm cạnh cửa hang Hai, cách bến thuyền trung tâm Tam Cốc hơn 2 km.
Theo Ban quản lý Khu du lịch Tam Cốc, bức tranh “Mục đồng thổi sáo” có ý nghĩa tôn vinh giá trị văn hóa, tín ngưỡng của vùng đất cố đô. Con trâu vốn là “đầu cơ nghiệp”, rất quan trọng với nhà nông và cũng đại diện cho sự hiền lành, chăm chỉ của người nông dân. Bức tranh đồng thời thể hiện ước nguyện của người dân về mong ước quốc thái dân an, mưa thuận gió hoà, mùa màng bội thu.
Bức tranh được tạo hình ở thửa ruộng rộng gần 10.000 m2 nằm cạnh cửa hang Hai, cách bến thuyền trung tâm Tam Cốc hơn 2 km.
Theo Ban quản lý Khu du lịch Tam Cốc, bức tranh “Mục đồng thổi sáo” có ý nghĩa tôn vinh giá trị văn hóa, tín ngưỡng của vùng đất cố đô. Con trâu vốn là “đầu cơ nghiệp”, rất quan trọng với nhà nông và cũng đại diện cho sự hiền lành, chăm chỉ của người nông dân. Bức tranh đồng thời thể hiện ước nguyện của người dân về mong ước quốc thái dân an, mưa thuận gió hoà, mùa màng bội thu.
Để tiếp cận vị trí có thể ngắm cánh đồng lúa Tam Cốc, du khách sử dụng phương tiện chính là thuyền.
Tranh “Mục đồng thổi sáo” là một trong những điểm nhấn nhằm thu hút du khách đến tham dự Tuần lễ du lịch Ninh Bình “Sắc vàng Tam Cốc -Tràng An 2024”, diễn ra ngày 1-8/6. Lễ khai mạc được tổ chức vào 20h ngày 1/6 tại bến xe Đồng Gừng, khu du lịch Tam Cốc – Bích Động.
Dịp này, ngành du lịch Ninh Bình còn tổ chức các hoạt động khác như không gian phố đi bộ, triển lãm ảnh nghệ thuật, biểu diễn múa rối nước, hát chèo, xẩm, các làn điệu dân ca ba miền, hội thi chọi dê.
Để tiếp cận vị trí có thể ngắm cánh đồng lúa Tam Cốc, du khách sử dụng phương tiện chính là thuyền.
Tranh “Mục đồng thổi sáo” là một trong những điểm nhấn nhằm thu hút du khách đến tham dự Tuần lễ du lịch Ninh Bình “Sắc vàng Tam Cốc -Tràng An 2024”, diễn ra ngày 1-8/6. Lễ khai mạc được tổ chức vào 20h ngày 1/6 tại bến xe Đồng Gừng, khu du lịch Tam Cốc – Bích Động.
Dịp này, ngành du lịch Ninh Bình còn tổ chức các hoạt động khác như không gian phố đi bộ, triển lãm ảnh nghệ thuật, biểu diễn múa rối nước, hát chèo, xẩm, các làn điệu dân ca ba miền, hội thi chọi dê.
Để nhìn rõ bức tranh, du khách sau khi đi thuyền tiếp tục leo bộ qua một cửa hang nhỏ đến lưng chừng hòn núi cao khoảng 50 m và phóng tầm mắt xuống dưới bờ sông.
Để nhìn rõ bức tranh, du khách sau khi đi thuyền tiếp tục leo bộ qua một cửa hang nhỏ đến lưng chừng hòn núi cao khoảng 50 m và phóng tầm mắt xuống dưới bờ sông.
Trở lại Tam Cốc sau 5 năm, chị Thu Uyên – du khách Đà Nẵng (đội nón) cho hay, năm nay khu du lịch đã có nhiều đổi thay. “Mùa lúa chín và cảnh vật nơi đây đẹp như trong tranh, rất cuốn hút”, chị nói. Nữ du khách check in cùng người thân khi thuyền đi qua cánh đồng Tam Cốc.
Trở lại Tam Cốc sau 5 năm, chị Thu Uyên – du khách Đà Nẵng (đội nón) cho hay, năm nay khu du lịch đã có nhiều đổi thay. “Mùa lúa chín và cảnh vật nơi đây đẹp như trong tranh, rất cuốn hút”, chị nói. Nữ du khách check in cùng người thân khi thuyền đi qua cánh đồng Tam Cốc.
Mỗi ngày, khu du lịch Tam Cốc – Bích Động đón hàng nghìn du khách trong và ngoài nước đến ngắm đồng lúa chín.
Du khách đến Tam Cốc đông nhất vào dịp cuối tuần. Có thời điểm, trên dòng sông Ngô Đồng chật kín thuyền chở khách.
Mỗi ngày, khu du lịch Tam Cốc – Bích Động đón hàng nghìn du khách trong và ngoài nước đến ngắm đồng lúa chín.
Du khách đến Tam Cốc đông nhất vào dịp cuối tuần. Có thời điểm, trên dòng sông Ngô Đồng chật kín thuyền chở khách.
Sau khi ngắm đồng lúa chín vàng, du khách tiếp tục trải nghiệm khám phá hệ thống hang động ở Tam Cốc.
Ông Bùi Văn Mạnh, Giám đốc Sở Du lịch Ninh Binh, cho biết trong 8 ngày diễn ra sự kiện Tuần Du lịch Ninh Bình, toàn tỉnh dự kiến đón 300.000 lượt khách, tăng 75% so với cùng kỳ năm ngoái.
Sau khi ngắm đồng lúa chín vàng, du khách tiếp tục trải nghiệm khám phá hệ thống hang động ở Tam Cốc.
Ông Bùi Văn Mạnh, Giám đốc Sở Du lịch Ninh Binh, cho biết trong 8 ngày diễn ra sự kiện Tuần Du lịch Ninh Bình, toàn tỉnh dự kiến đón 300.000 lượt khách, tăng 75% so với cùng kỳ năm ngoái.
Những năm trước trong tuần lễ du lịch, cũng tại cánh đồng này, Ninh Bình đã tạo hình “Lá cờ hội” và “Lý ngư vọng nguyệt” (ảnh), cũng thu hút sự quan tâm của nhiều du khách.
Những năm trước trong tuần lễ du lịch, cũng tại cánh đồng này, Ninh Bình đã tạo hình “Lá cờ hội” và “Lý ngư vọng nguyệt” (ảnh), cũng thu hút sự quan tâm của nhiều du khách.
Tranh mục đồng thổi sáo ở Tam Cốc. Video: Lê Hoàng
Lê Hoàng
Lê Hoàng