Quảng Trị- Huyện Cam Lộ từng được vua Hàm Nghi chọn để ra chiếu Cần vương, và là nơi đặt trụ sở Chính phủ Cách mạng lâm thời. – Du lịch
Trong lịch sử, huyện Cam Lộ hai lần được lựa chọn, đặt “kinh đô kháng chiến”, gồm một lần vua Hàm Nghi ra chiếu Cần Vương kêu gọi chống Pháp cứu nước, và lần đặt trụ sở Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam.
Đền thờ vua Hàm Nghi và các tướng sĩ Cần Vương được xây dựng tại Khu di tích quốc gia Tân Sở ở xã Cam Chính, huyện Cam Lộ, khánh thành tháng 7/2020.
Trong lịch sử, huyện Cam Lộ hai lần được lựa chọn, đặt “kinh đô kháng chiến”, gồm một lần vua Hàm Nghi ra chiếu Cần Vương kêu gọi chống Pháp cứu nước, và lần đặt trụ sở Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam.
Đền thờ vua Hàm Nghi và các tướng sĩ Cần Vương được xây dựng tại Khu di tích quốc gia Tân Sở ở xã Cam Chính, huyện Cam Lộ, khánh thành tháng 7/2020.
Đền tưởng niệm gồm năm gian, hai chái, mô phỏng phong cách kiến trúc nhà Nguyễn.
Năm 1883, nhà Nguyễn xây dựng thành Tân Sở ở Cam Lộ, gọi là Kinh đô dự phòng. Đến ngày 13/7/1885, tại thành Tân Sở, vua Hàm Nghi xuống Dụ Cần Vương, yêu cầu thần dân khắp ba miền chống Pháp để “chuyển loạn thành trị, chuyển nguy thành an, khôi phục lại bờ cõi” cho quốc gia.
Đền tưởng niệm gồm năm gian, hai chái, mô phỏng phong cách kiến trúc nhà Nguyễn.
Năm 1883, nhà Nguyễn xây dựng thành Tân Sở ở Cam Lộ, gọi là Kinh đô dự phòng. Đến ngày 13/7/1885, tại thành Tân Sở, vua Hàm Nghi xuống Dụ Cần Vương, yêu cầu thần dân khắp ba miền chống Pháp để “chuyển loạn thành trị, chuyển nguy thành an, khôi phục lại bờ cõi” cho quốc gia.
Thành Tân Sở chứng kiến những ngày bi hùng của dân tộc, ghi nhận sự vùng dậy của giai cấp phong kiến quân chủ Việt Nam trong phong trào lãnh đạo dân tộc chống ngoại xâm. Ngày nay, khu vực này là một bãi đất trống. Năm 1995, thành Tân Sở được xếp hạng di tích quốc gia.
Trên ảnh là đạn thần công (đạn đá, nạp vào súng đồng) ở thành Tân Sở.
Thành Tân Sở chứng kiến những ngày bi hùng của dân tộc, ghi nhận sự vùng dậy của giai cấp phong kiến quân chủ Việt Nam trong phong trào lãnh đạo dân tộc chống ngoại xâm. Ngày nay, khu vực này là một bãi đất trống. Năm 1995, thành Tân Sở được xếp hạng di tích quốc gia.
Trên ảnh là đạn thần công (đạn đá, nạp vào súng đồng) ở thành Tân Sở.
Gạch, ngói, vữa, đạn thần công ở thành Tân Sở, được khai quật tháng 5/2012.
Gạch, ngói, vữa, đạn thần công ở thành Tân Sở, được khai quật tháng 5/2012.
Tháng 7/2020, kỷ niệm 135 vua Hàm Nghi ra chiếu Cần Vương, huyện Cam Lộ rước Long vị vua Hàm Nghi và các tướng lĩnh Cần Vương từ kinh thành Huế về thành Tân Sở, nơi vị vua này ra chiếu Cần Vương, để thờ phụng. Ngày nay, đền thờ mở cửa cho người dân địa phương, học sinh và du khách đến thăm viếng.
Tháng 7/2020, kỷ niệm 135 vua Hàm Nghi ra chiếu Cần Vương, huyện Cam Lộ rước Long vị vua Hàm Nghi và các tướng lĩnh Cần Vương từ kinh thành Huế về thành Tân Sở, nơi vị vua này ra chiếu Cần Vương, để thờ phụng. Ngày nay, đền thờ mở cửa cho người dân địa phương, học sinh và du khách đến thăm viếng.
Cách đền thờ vua Hàm Nghi khoảng 10 km về phía đông là di tích quốc gia địa điểm trụ sở Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam, tại thị trấn Cam Lộ.
Khu di tích này rộng 1,7 ha, các công trình được phục dựng lại gồm nhà liên hợp, nhà làm việc Bộ Ngoại giao (hai tòa nhà màu trắng). Hai công trình còn lại trong ảnh là bia di tích, nhà làm việc của ban quản lý di tích.
Cách đền thờ vua Hàm Nghi khoảng 10 km về phía đông là di tích quốc gia địa điểm trụ sở Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam, tại thị trấn Cam Lộ.
Khu di tích này rộng 1,7 ha, các công trình được phục dựng lại gồm nhà liên hợp, nhà làm việc Bộ Ngoại giao (hai tòa nhà màu trắng). Hai công trình còn lại trong ảnh là bia di tích, nhà làm việc của ban quản lý di tích.
Bên trong phòng trưng bày ảnh các đại sứ trình quốc thư lên Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam. Khu trụ sở được xây dựng từ ngày 6 đến 30/5/1973. Ngày 6/6/1973, tại đây, Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam ra mắt quốc dân đồng bào.
Ngoài hai công trình được phục dựng ở trên, tại đây còn có các công trình khác như nhà ăn của các thành viên chính phủ, nhà ăn các đại sứ, nhà làm việc và lưu trú của cán bộ, nhân viên Chính phủ, nhà ở của các đại sứ…
Bên trong phòng trưng bày ảnh các đại sứ trình quốc thư lên Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam. Khu trụ sở được xây dựng từ ngày 6 đến 30/5/1973. Ngày 6/6/1973, tại đây, Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam ra mắt quốc dân đồng bào.
Ngoài hai công trình được phục dựng ở trên, tại đây còn có các công trình khác như nhà ăn của các thành viên chính phủ, nhà ăn các đại sứ, nhà làm việc và lưu trú của cán bộ, nhân viên Chính phủ, nhà ở của các đại sứ…
Nhà liên hợp, nơi các đại sứ trình quốc thư. Tại đây cũng đón tiếp nhiều vị lãnh tụ của các nước, trong đó có lãnh tụ Cuba Fidel Castro, vào tháng 9/1973.
Nhà liên hợp, nơi các đại sứ trình quốc thư. Tại đây cũng đón tiếp nhiều vị lãnh tụ của các nước, trong đó có lãnh tụ Cuba Fidel Castro, vào tháng 9/1973.
Quà tặng của thành phố Bologna (Italy) tặng Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam. Năm 1985, một cơn bão khiến các ngôi nhà làm việc trong khu bị đổ sập hoàn toàn.
Quà tặng của thành phố Bologna (Italy) tặng Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam. Năm 1985, một cơn bão khiến các ngôi nhà làm việc trong khu bị đổ sập hoàn toàn.
Xe công vụ tại trụ sở Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam. Đây là hiện vật gốc duy nhất còn sót lại của khu di tích. Ngoài ra, còn có 4 trụ của hai cổng chính và phụ còn sót lại từ thời trước.
Mỗi năm, khu di tích này đón khoảng 3.000 lượt khách. Khu này hiện có rất ít hiện vật, tranh ảnh.
Xe công vụ tại trụ sở Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam. Đây là hiện vật gốc duy nhất còn sót lại của khu di tích. Ngoài ra, còn có 4 trụ của hai cổng chính và phụ còn sót lại từ thời trước.
Mỗi năm, khu di tích này đón khoảng 3.000 lượt khách. Khu này hiện có rất ít hiện vật, tranh ảnh.
Nguồn tư liệu: Khu di tích
Hoàng Táo