Hải Phòng- Vương triều Mạc là nơi lưu giữ thanh Định Nam Đao hơn 500 năm tuổi của vua Mạc Thái Tổ, là một trong ba bảo vật quốc gia tại TP Hải Phòng. – Du lịch
Khu tưởng niệm các vua nhà Mạc được khởi công xây dựng năm 2009, tại thôn Cổ Trai, xã Ngũ Đoan huyện Kiến Thụy, Hải Phòng, nơi phát tích Vương triều Mạc.
Theo Đại Việt sử ký toàn thư và Đại việt Thông sử, Mạc Thái Tổ Mạc Đăng Dung, sinh năm 1483, mất năm 1541 là người làng Cổ Trai, huyện Nghi Dương, phủ Kinh Môn, trấn Hải Dương (nay là thôn Đương Thắng, xã Ngũ Đoan, huyện Kiến Thụy, TP Hải Phòng), là cháu 7 đời của Trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi thời Trần. Mạc Thái Tổ lên ngôi vào 6/1527. Năm 1529, ông nhường ngôi cho con cả là Mạc Đăng Doanh – tức Mạc Thái Tông, lui về làm Thái thượng hoàng, xây dựng Dương Kinh tiểu kinh đô thứ hai của nhà Mạc đồng thời là đô thị ven biển đầu tiên của nước ta lúc bấy giờ.
Trong ảnh là sân trước chính điện dẫn vào ngũ tiền môn, nơi tổ chức các sự kiện của khu di tích.
Khu tưởng niệm các vua nhà Mạc được khởi công xây dựng năm 2009, tại thôn Cổ Trai, xã Ngũ Đoan huyện Kiến Thụy, Hải Phòng, nơi phát tích Vương triều Mạc.
Theo Đại Việt sử ký toàn thư và Đại việt Thông sử, Mạc Thái Tổ Mạc Đăng Dung, sinh năm 1483, mất năm 1541 là người làng Cổ Trai, huyện Nghi Dương, phủ Kinh Môn, trấn Hải Dương (nay là thôn Đương Thắng, xã Ngũ Đoan, huyện Kiến Thụy, TP Hải Phòng), là cháu 7 đời của Trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi thời Trần. Mạc Thái Tổ lên ngôi vào 6/1527. Năm 1529, ông nhường ngôi cho con cả là Mạc Đăng Doanh – tức Mạc Thái Tông, lui về làm Thái thượng hoàng, xây dựng Dương Kinh tiểu kinh đô thứ hai của nhà Mạc đồng thời là đô thị ven biển đầu tiên của nước ta lúc bấy giờ.
Trong ảnh là sân trước chính điện dẫn vào ngũ tiền môn, nơi tổ chức các sự kiện của khu di tích.
Khu tưởng niệm Vương triều Mạc mang phong cách tiêu biểu của một triều đại phong kiến Việt Nam. Cổng tam quan (ảnh) có bốn cột đá gọi là tứ trụ, cầu đá nằm ở chính dữa dẫn qua hồ bán nguyệt để vào ngũ tiền môn.
Khu tưởng niệm Vương triều Mạc mang phong cách tiêu biểu của một triều đại phong kiến Việt Nam. Cổng tam quan (ảnh) có bốn cột đá gọi là tứ trụ, cầu đá nằm ở chính dữa dẫn qua hồ bán nguyệt để vào ngũ tiền môn.
Ngũ tiền môn (ảnh) gồm nghi môn ngoại và nghi môn nội với cấu trúc 4 trụ, 3 gian, 2 tầng, 4 mái. Ba cổng chính chỉ mở trong những dịp quan trọng. Du khách, người dân di chuyển vào trong bằng hai cổng phụ, mỗi cổng đặt hai tượng lân bằng đá ở hai bên.
Ngũ tiền môn (ảnh) gồm nghi môn ngoại và nghi môn nội với cấu trúc 4 trụ, 3 gian, 2 tầng, 4 mái. Ba cổng chính chỉ mở trong những dịp quan trọng. Du khách, người dân di chuyển vào trong bằng hai cổng phụ, mỗi cổng đặt hai tượng lân bằng đá ở hai bên.
Quan tiền môn vào khu chính điện, du khách sẽ thấy những bức tượng voi, ngựa xếp hai bên sân, tượng trưng cho quan văn, quan võ đã được “hô thần nhập tượng”.
Quan tiền môn vào khu chính điện, du khách sẽ thấy những bức tượng voi, ngựa xếp hai bên sân, tượng trưng cho quan văn, quan võ đã được “hô thần nhập tượng”.
Nổi bật trong tượng đá là tấm bia khắc một phần nội dung bản Chiếu Nhường Ngôi của Lê Cung Hoàng (Đương kim Hoàng Đế triều Lê Sơ) hạ chiếu nhường ngôi cho Thái sư An Hưng vương Mạc Đăng Dung vào ngày 16/5/1527.
Nổi bật trong tượng đá là tấm bia khắc một phần nội dung bản Chiếu Nhường Ngôi của Lê Cung Hoàng (Đương kim Hoàng Đế triều Lê Sơ) hạ chiếu nhường ngôi cho Thái sư An Hưng vương Mạc Đăng Dung vào ngày 16/5/1527.
Sân trước chính điện đặt bộ bút, nghiên, mực giấy bằng đá xanh, được Tổ chức Kỷ lục Việt Nam xác nhận lớn nhấn Việt Nam ngày 5/2/2014.
Sân trước chính điện đặt bộ bút, nghiên, mực giấy bằng đá xanh, được Tổ chức Kỷ lục Việt Nam xác nhận lớn nhấn Việt Nam ngày 5/2/2014.
Trong khu chính điện cất giữ Định Nam Đao, thanh đao từng gắn với công lao sự nghiệp của Thái Tổ Mạc Đăng Dung, gắn với sự hưng vong của Vương triều nhà Mạc, được xem là “huyền tích quốc bảo” đã hơn 500 năm tuổi. Ngày 15/01/2020, thanh Định Nam Đao được công nhận là bảo vật quốc gia và được trưng bày tại khu di tích Vương triều Mạc. Ảnh: Ban Quản lý Khu di tích Vương triều Mạc cung cấp.
Ngoài bảo đao, khu di tích còn lưu giữ bình sứ in hình chùa Một Cột, chuông Đại Hồng Chung, chiêng đồng khắc rồng.
Trong khu chính điện cất giữ Định Nam Đao, thanh đao từng gắn với công lao sự nghiệp của Thái Tổ Mạc Đăng Dung, gắn với sự hưng vong của Vương triều nhà Mạc, được xem là “huyền tích quốc bảo” đã hơn 500 năm tuổi. Ngày 15/01/2020, thanh Định Nam Đao được công nhận là bảo vật quốc gia và được trưng bày tại khu di tích Vương triều Mạc. Ảnh: Ban Quản lý Khu di tích Vương triều Mạc cung cấp.
Ngoài bảo đao, khu di tích còn lưu giữ bình sứ in hình chùa Một Cột, chuông Đại Hồng Chung, chiêng đồng khắc rồng.
Khu chính điện của Từ đường gồm 7 gian tiền điện, thiêu hương, 5 gian hậu cung. Trên mái là hai tượng rồng lớn làm bằng đá xanh nguyên khối, thân cong đều, mang dáng dấp của rồng thời Lý. Đây là nơi đặt bài vị thờ tụng của 5 vị vua triều Mạc. Du khách vào điện được lưu ý không không chụp ảnh, gây ồn ào hay chạm vào các ban thờ.
Trước sân chính điện cũng là nơi diễn ra nhiều sự kiện lớn, thu hút người dân địa phương và du khách. Nghi thức khai bút đầu xuân được tổ chức tại di tích từ mùng 6 đến mùng 8 tháng Giêng. Dưới thời nhà Mạc, đào tạo văn hóa, nhân tài cho đất nước luôn được chú trọng.
Khu chính điện của Từ đường gồm 7 gian tiền điện, thiêu hương, 5 gian hậu cung. Trên mái là hai tượng rồng lớn làm bằng đá xanh nguyên khối, thân cong đều, mang dáng dấp của rồng thời Lý. Đây là nơi đặt bài vị thờ tụng của 5 vị vua triều Mạc. Du khách vào điện được lưu ý không không chụp ảnh, gây ồn ào hay chạm vào các ban thờ.
Trước sân chính điện cũng là nơi diễn ra nhiều sự kiện lớn, thu hút người dân địa phương và du khách. Nghi thức khai bút đầu xuân được tổ chức tại di tích từ mùng 6 đến mùng 8 tháng Giêng. Dưới thời nhà Mạc, đào tạo văn hóa, nhân tài cho đất nước luôn được chú trọng.
Lễ Khai bút đầu xuân với sự tham dự của chính quyền, người dân và du khách thập phương. Ông Nguyễn Văn Thành, Trưởng ban Quản lý khu Di tích, cho biết hoạt động thường niên này diễn ra vào đầu năm, bắt đầu từ 2012. Ngoài tưởng nhớ, tri ân các Tiên đế Vương triều nhà Mạc, hoạt động còn nhằm khích lệ lòng hiếu học cho thế hệ trẻ của thành phố.
Lễ Khai bút đầu xuân với sự tham dự của chính quyền, người dân và du khách thập phương. Ông Nguyễn Văn Thành, Trưởng ban Quản lý khu Di tích, cho biết hoạt động thường niên này diễn ra vào đầu năm, bắt đầu từ 2012. Ngoài tưởng nhớ, tri ân các Tiên đế Vương triều nhà Mạc, hoạt động còn nhằm khích lệ lòng hiếu học cho thế hệ trẻ của thành phố.
Ông Đỗ Mạnh Hiền, 50 tuổi, Hải Phòng, cho biết thường xuyên đến lễ Khai bút đầu năm tại Khu tưởng niệm Vương triều Mạc để xin chữ thư pháp từ các thầy đồ (ảnh). Theo ông, đối với người dân ở đây, Vương triều Mạc là nơi tượng trưng cho lòng hiếu học. Vì vậy vào đầu năm, nhiều người dân địa phương đưa con, cháu đến đây xin chữ để cả năm chăm ngoan, học giỏi, đỗ đạt thành tài.
Theo ông Thành, trong lễ hội năm nay, ban Quản lý khu Di tích ước tính đón khoảng 30 – 35 nghìn lượt khách, tăng hơn 30% so với năm 2022.
Vương triều Mạc nằm cách trung tâm TP Hải Phòng khoảng hơn 20 km. Đến đây, du khách có thể kết hợp tham quan chùa Trà Phương, nơi lưu giữ hai bảo vật quốc gia là tượng Thái tổ Mạc Đăng Dung và phù điêu Thái Hoàng Thái hậu Vũ Thị Ngọc Toàn. Ngoài ra, tại huyện Kiến Thụy còn có một số di tích lịch sử cấp quốc gia như Từ đường họ Mạc (xã Ngũ Đoan), miếu Đoài, đền Mõ (xã Du Lễ).
Ông Đỗ Mạnh Hiền, 50 tuổi, Hải Phòng, cho biết thường xuyên đến lễ Khai bút đầu năm tại Khu tưởng niệm Vương triều Mạc để xin chữ thư pháp từ các thầy đồ (ảnh). Theo ông, đối với người dân ở đây, Vương triều Mạc là nơi tượng trưng cho lòng hiếu học. Vì vậy vào đầu năm, nhiều người dân địa phương đưa con, cháu đến đây xin chữ để cả năm chăm ngoan, học giỏi, đỗ đạt thành tài.
Theo ông Thành, trong lễ hội năm nay, ban Quản lý khu Di tích ước tính đón khoảng 30 – 35 nghìn lượt khách, tăng hơn 30% so với năm 2022.
Vương triều Mạc nằm cách trung tâm TP Hải Phòng khoảng hơn 20 km. Đến đây, du khách có thể kết hợp tham quan chùa Trà Phương, nơi lưu giữ hai bảo vật quốc gia là tượng Thái tổ Mạc Đăng Dung và phù điêu Thái Hoàng Thái hậu Vũ Thị Ngọc Toàn. Ngoài ra, tại huyện Kiến Thụy còn có một số di tích lịch sử cấp quốc gia như Từ đường họ Mạc (xã Ngũ Đoan), miếu Đoài, đền Mõ (xã Du Lễ).
Bài và ảnh: Quỳnh Mai