Chợ có tuổi đời hơn 50 năm nay nằm ở góc đường Phùng Hưng - Nguyễn Trãi. Tại đây, hàng chục sạp bánh đủ màu sắc nổi bật góc phố, nhộn nhịp buôn bán từ 20 tháng Chạp.
Chợ có tuổi đời hơn 50 năm nay nằm ở góc đường Phùng Hưng - Nguyễn Trãi. Tại đây, hàng chục sạp bánh đủ màu sắc nổi bật góc phố, nhộn nhịp buôn bán từ 20 tháng Chạp.
Các loại bánh truyền thống như tổ, thuẫn, phát tài, trái lựu, xếp, bao thường được cộng đồng người Hoa cúng vào đầu năm. Ngoài ra, nơi đây còn bán các vật phẩm trang trí bàn thờ gia tiên, nhà cửa dịp Tết.
Các loại bánh truyền thống như tổ, thuẫn, phát tài, trái lựu, xếp, bao thường được cộng đồng người Hoa cúng vào đầu năm. Ngoài ra, nơi đây còn bán các vật phẩm trang trí bàn thờ gia tiên, nhà cửa dịp Tết.
Trên vỉa hè đường Phùng Hưng, bà Chung Mỹ Phương, 45 tuổi, bày bán các loại bánh trái lựu, xếp, tổ (từ trái sang). Bà cho biết ba loại bánh trên là mặt hàng bán chạy nhất dịp Tết. "Người Hoa khi cúng năm mới đều có những loại này", bà nói.
Gia đình bà Phương bán ở đây hơn 30 năm, bánh chủ yếu do gia đình làm. Bà cho biết, hầu như sạp hàng nào cũng có tuổi đời hàng mấy chục năm, nhộn nhịp buôn bán vào dịp Tết.
Trên vỉa hè đường Phùng Hưng, bà Chung Mỹ Phương, 45 tuổi, bày bán các loại bánh trái lựu, xếp, tổ (từ trái sang). Bà cho biết ba loại bánh trên là mặt hàng bán chạy nhất dịp Tết. "Người Hoa khi cúng năm mới đều có những loại này", bà nói.
Gia đình bà Phương bán ở đây hơn 30 năm, bánh chủ yếu do gia đình làm. Bà cho biết, hầu như sạp hàng nào cũng có tuổi đời hàng mấy chục năm, nhộn nhịp buôn bán vào dịp Tết.
Sáng 5/2 (tức 26 tháng Chạp), bà Mỹ Quyên, quận Bình Tân, chạy xe lên chợ mua bánh trái lựu, xép và đồ trang trí bàn thờ. Các loại bánh này thường bán theo cân, giá khoảng 300.000 đồng/kg.
"Tôi mua 6 bánh trái lựu cho cả họ hàng cúng giao thừa, hết nửa triệu đồng. Với người hoa, mấy bánh này không thể thiếu trong dịp Tết Âm lịch", vị khách 65 tuổi nói.
Sáng 5/2 (tức 26 tháng Chạp), bà Mỹ Quyên, quận Bình Tân, chạy xe lên chợ mua bánh trái lựu, xép và đồ trang trí bàn thờ. Các loại bánh này thường bán theo cân, giá khoảng 300.000 đồng/kg.
"Tôi mua 6 bánh trái lựu cho cả họ hàng cúng giao thừa, hết nửa triệu đồng. Với người hoa, mấy bánh này không thể thiếu trong dịp Tết Âm lịch", vị khách 65 tuổi nói.
Ở gian hàng kế bên, chị Nguyễn Thị Thu Vui, quận 5, mua tám cái bánh đường có hình trái đào về cúng Tết với giá hơn một triệu đồng. "Chồng tôi người Hoa nên mấy năm nay đều ra chợ này mua sắm đồ cúng Tết", chị Vui nói.
Ở gian hàng kế bên, chị Nguyễn Thị Thu Vui, quận 5, mua tám cái bánh đường có hình trái đào về cúng Tết với giá hơn một triệu đồng. "Chồng tôi người Hoa nên mấy năm nay đều ra chợ này mua sắm đồ cúng Tết", chị Vui nói.
Bánh tổ có hình dáng dẹp tròn được làm từ bột nếp với đường rồi hấp chín, thường có hai màu trắng và vàng được in chữ đỏ ở mặt trên. Bánh có giá khoảng 25.000 - 100.000 đồng một cái tuỳ kích thước.
Gọi theo tiếng Hoa thì bánh tổ tên là bánh dính, để gia đình cùng ăn sẽ gắn kết với nhau. Bên cạnh đó, tên bánh còn đồng âm với "niên cao" có nghĩa là năm mới tốt đẹp hơn. Vì thế, món này không thể thiếu trong mâm cúng năm mới của người Hoa.
Bánh tổ có hình dáng dẹp tròn được làm từ bột nếp với đường rồi hấp chín, thường có hai màu trắng và vàng được in chữ đỏ ở mặt trên. Bánh có giá khoảng 25.000 - 100.000 đồng một cái tuỳ kích thước.
Gọi theo tiếng Hoa thì bánh tổ tên là bánh dính, để gia đình cùng ăn sẽ gắn kết với nhau. Bên cạnh đó, tên bánh còn đồng âm với "niên cao" có nghĩa là năm mới tốt đẹp hơn. Vì thế, món này không thể thiếu trong mâm cúng năm mới của người Hoa.
Bánh phát tài có chất liệu dạng xốp giống bánh bông lan. Nguyên liệu chính là bột gạo lên men, được nướng cho đến khi xòe thành bốn múi như bông hoa.
Tên bánh trong tiếng Hoa cũng là một từ đồng âm khi vừa diễn tả quá trình hình thành của bánh "nở ra", đồng thời cũng là "phất lên". Bánh cúng dịp năm mới để cầu sự thịnh vượng, may mắn trong công việc.
Bánh phát tài có chất liệu dạng xốp giống bánh bông lan. Nguyên liệu chính là bột gạo lên men, được nướng cho đến khi xòe thành bốn múi như bông hoa.
Tên bánh trong tiếng Hoa cũng là một từ đồng âm khi vừa diễn tả quá trình hình thành của bánh "nở ra", đồng thời cũng là "phất lên". Bánh cúng dịp năm mới để cầu sự thịnh vượng, may mắn trong công việc.
Theo tiểu thương, một tuần trước Tết người mua bán tấp nập trên đường Phùng Hưng. Tuy nhiên, khoảng thời gian nhộn nhịp nhất là ngày 30 Tết, trước thời khắc giao thừa.
Theo tiểu thương, một tuần trước Tết người mua bán tấp nập trên đường Phùng Hưng. Tuy nhiên, khoảng thời gian nhộn nhịp nhất là ngày 30 Tết, trước thời khắc giao thừa.
Ngày thường khu chợ vẫn bán bánh và thêm đồ ăn vặt nhưng không nhộn nhịp như dịp Tết.
Khách tham quan chợ nên đi vào thời điểm một tuần trước giao thừa, gửi xe tại Hội quán Hà Chương gần đó. Quanh khu vực này còn có các điểm tham quan như Hội quán Ôn Lăng, Hội quán Nghĩa An, chùa Bà Thiên Hậu, phố lồng đèn Lương Nhữ Học, phố thuốc bắc Hải Thượng Lãn Ông và nhiều quán ăn mang nét văn hoá đặc trưng của người Hoa ở Sài Gòn.
Ngày thường khu chợ vẫn bán bánh và thêm đồ ăn vặt nhưng không nhộn nhịp như dịp Tết.
Khách tham quan chợ nên đi vào thời điểm một tuần trước giao thừa, gửi xe tại Hội quán Hà Chương gần đó. Quanh khu vực này còn có các điểm tham quan như Hội quán Ôn Lăng, Hội quán Nghĩa An, chùa Bà Thiên Hậu, phố lồng đèn Lương Nhữ Học, phố thuốc bắc Hải Thượng Lãn Ông và nhiều quán ăn mang nét văn hoá đặc trưng của người Hoa ở Sài Gòn.
Quỳnh Trần