Dinh Hoàng A Tưởng là công trình kiến trúc và nghệ thuật có giá trị đã tồn tại hơn 100 năm, thu hút nhiều du khách trong và ngoài nước. – Du lịch
Dinh Hoàng A Tưởng nằm ở thị trấn Bắc Hà, huyện Bắc Hà, được xây dựng năm 1914 và hoàn thành vào năm 1921. Chủ nhân của ngôi nhà là ông Hoàng Yến Tchao.
Theo Sở Du lịch Lào Cai, đây vừa là nơi ở vừa là nơi làm việc của cha con Hoàng Yến Tchao, Hoàng A Tưởng thời kỳ trước năm 1945. Người Tày có tục lệ đặt tên ngôi nhà theo tên của người con ở cùng cha mẹ lúc trưởng thành nên công trình sau này được gọi là Dinh thự Hoàng A Tưởng.
Dinh Hoàng A Tưởng nằm ở thị trấn Bắc Hà, huyện Bắc Hà, được xây dựng năm 1914 và hoàn thành vào năm 1921. Chủ nhân của ngôi nhà là ông Hoàng Yến Tchao.
Theo Sở Du lịch Lào Cai, đây vừa là nơi ở vừa là nơi làm việc của cha con Hoàng Yến Tchao, Hoàng A Tưởng thời kỳ trước năm 1945. Người Tày có tục lệ đặt tên ngôi nhà theo tên của người con ở cùng cha mẹ lúc trưởng thành nên công trình sau này được gọi là Dinh thự Hoàng A Tưởng.
Đầu thế kỷ 20, ông Hoàng Yến Tchao là đại diện cho giai cấp bóc lột, có cuộc sống giàu sang. Để xây dựng ngôi nhà này ông đã mời thầy địa lý đi quanh khu vực xem địa điểm, thế đất, tìm nơi âm dương giao hoà, môi trường hoàn hảo. Khu đất được chọn xây dinh hợp với long, mạch, thuỷ, sa – cao ráo, vuông vức, có gò đằng sau, trước có sông suối.
Trong ảnh là toàn bộ dinh thự lúc mới hoàn thiện.
Đầu thế kỷ 20, ông Hoàng Yến Tchao là đại diện cho giai cấp bóc lột, có cuộc sống giàu sang. Để xây dựng ngôi nhà này ông đã mời thầy địa lý đi quanh khu vực xem địa điểm, thế đất, tìm nơi âm dương giao hoà, môi trường hoàn hảo. Khu đất được chọn xây dinh hợp với long, mạch, thuỷ, sa – cao ráo, vuông vức, có gò đằng sau, trước có sông suối.
Trong ảnh là toàn bộ dinh thự lúc mới hoàn thiện.
Tòa nhà chính quay mặt về hướng đông nam, tựa lưng vào núi, phía trước có suối, bố cục hình chữ nhật khép kín với 36 phòng, phía sau có hệ thống đường hầm thoát hiểm, xung quanh có tường bao nhiều lỗ châu mai, có đường đi trên thành cho lính gác đi tuần.
Tòa nhà chính quay mặt về hướng đông nam, tựa lưng vào núi, phía trước có suối, bố cục hình chữ nhật khép kín với 36 phòng, phía sau có hệ thống đường hầm thoát hiểm, xung quanh có tường bao nhiều lỗ châu mai, có đường đi trên thành cho lính gác đi tuần.
Nhà chính ở phía sâu bên trong, hai bên lối vào là nhà phụ, trước là bức bình phong, giữa là sân trời. Vào dinh phải bước lên bậc cầu thang từ hai bên, rồi tới phòng chờ, sau đó mới bước vào khoảng sân rộng.
Bên cạnh không gian sinh hoạt cho các thành viên trong gia đình Hoàng Yến Tchao, dinh thự còn có phòng khách, phòng làm việc, phòng ở cho các quan, cố vấn người Pháp để điều hành bộ máy cai trị và phòng thờ ở tầng cao nhất.
Nhà chính ở phía sâu bên trong, hai bên lối vào là nhà phụ, trước là bức bình phong, giữa là sân trời. Vào dinh phải bước lên bậc cầu thang từ hai bên, rồi tới phòng chờ, sau đó mới bước vào khoảng sân rộng.
Bên cạnh không gian sinh hoạt cho các thành viên trong gia đình Hoàng Yến Tchao, dinh thự còn có phòng khách, phòng làm việc, phòng ở cho các quan, cố vấn người Pháp để điều hành bộ máy cai trị và phòng thờ ở tầng cao nhất.
Hệ thống cột, mái được đắp nổi nhiều họa tiết dây lá nho, hoa văn nguyệt quế biểu tượng cho sự thịnh vượng, ấm no, hạnh phúc. Mái lợp bằng ngói âm dương. Hệ thống cửa vòm và cầu thang hình cánh cung, tạo ấn tượng về vẻ cách tân, sự bề thế cho công trình. Mặt chính trang trí bằng nhiều hoạ tiết công phu. Hai bên phải và trái đắp nổi hai câu đối với nội dung chúc gia đình dòng họ hiển vinh.
Hệ thống cột, mái được đắp nổi nhiều họa tiết dây lá nho, hoa văn nguyệt quế biểu tượng cho sự thịnh vượng, ấm no, hạnh phúc. Mái lợp bằng ngói âm dương. Hệ thống cửa vòm và cầu thang hình cánh cung, tạo ấn tượng về vẻ cách tân, sự bề thế cho công trình. Mặt chính trang trí bằng nhiều hoạ tiết công phu. Hai bên phải và trái đắp nổi hai câu đối với nội dung chúc gia đình dòng họ hiển vinh.
Tổng diện tích toàn khu khoảng 10.000 m2, kết hợp giữa hai lối kiến trúc Á – Âu, thể hiện sự giao thoa văn hóa Đông – Tây.
Tổng diện tích toàn khu khoảng 10.000 m2, kết hợp giữa hai lối kiến trúc Á – Âu, thể hiện sự giao thoa văn hóa Đông – Tây.
Hình ảnh tư liệu về nội thất dinh thự khi cả gia đình Hoàng Yến Tchao còn sinh sống. Các trang thiết bị đều đắt tiền, hiếm có vào thời điểm đó.
Trong số các căn phòng, phòng thờ của họ Hoàng là căn phòng trên tầng cao nhất, đối diện cửa ra vào, vừa thoáng khí, tạo được sự trang nghiêm, tĩnh lặng, mở cửa là nhìn thấy trời đất, âm dương hòa hợp. Theo phong thủy, gian thờ này “tọa cát hướng cát”, tức là nằm ở vị trí tốt và nhìn ra hướng tốt cho gia chủ, để thể hiện lòng tôn kính với tổ tiên, mong muốn cuộc sống của con cháu đời đời thịnh vượng.
Hình ảnh tư liệu về nội thất dinh thự khi cả gia đình Hoàng Yến Tchao còn sinh sống. Các trang thiết bị đều đắt tiền, hiếm có vào thời điểm đó.
Trong số các căn phòng, phòng thờ của họ Hoàng là căn phòng trên tầng cao nhất, đối diện cửa ra vào, vừa thoáng khí, tạo được sự trang nghiêm, tĩnh lặng, mở cửa là nhìn thấy trời đất, âm dương hòa hợp. Theo phong thủy, gian thờ này “tọa cát hướng cát”, tức là nằm ở vị trí tốt và nhìn ra hướng tốt cho gia chủ, để thể hiện lòng tôn kính với tổ tiên, mong muốn cuộc sống của con cháu đời đời thịnh vượng.
Gia đình ông Hoàng Yến Tchao sống ở đây đến năm 1950 thì bỏ đi. Sau đó, ngôi nhà bỏ hoang, hầu hết đồ dùng trong nhà đều không còn. Hàng chục năm qua, dinh thự nhiều lần được cải tạo, thay đổi màu sơn và làm nội thất. Tuy nhiên, nét kiến trúc độc đáo của ngôi nhà giữ gần như nguyên vẹn.
Gia đình ông Hoàng Yến Tchao sống ở đây đến năm 1950 thì bỏ đi. Sau đó, ngôi nhà bỏ hoang, hầu hết đồ dùng trong nhà đều không còn. Hàng chục năm qua, dinh thự nhiều lần được cải tạo, thay đổi màu sơn và làm nội thất. Tuy nhiên, nét kiến trúc độc đáo của ngôi nhà giữ gần như nguyên vẹn.
Hiện nay các căn phòng đều là nơi trưng bày hình ảnh và tư liệu cho du khách tham quan. Năm 1999, dinh được công nhận Di tích Kiến trúc Nghệ thuật cấp quốc gia.
Hiện nay các căn phòng đều là nơi trưng bày hình ảnh và tư liệu cho du khách tham quan. Năm 1999, dinh được công nhận Di tích Kiến trúc Nghệ thuật cấp quốc gia.
Dinh Hoàng A Tưởng là một trong những điểm đến không thể bỏ qua khi du lịch Bắc Hà nói riêng và Lào Cai nói chung, mỗi ngày thu hút hàng trăm lượt khách. Dinh mở cửa từ 8h đến 17h hằng ngày.
Vé tham quan người lớn là 20.000 đồng, trẻ em từ 6 đến 16 tuổi vé 10.000 đồng. Trẻ em dưới 6 tuổi, người khuyết tật được miễn phí vé. Người thuộc diện hưởng chính sách được giảm giá vé 50%.
Dinh Hoàng A Tưởng là một trong những điểm đến không thể bỏ qua khi du lịch Bắc Hà nói riêng và Lào Cai nói chung, mỗi ngày thu hút hàng trăm lượt khách. Dinh mở cửa từ 8h đến 17h hằng ngày.
Vé tham quan người lớn là 20.000 đồng, trẻ em từ 6 đến 16 tuổi vé 10.000 đồng. Trẻ em dưới 6 tuổi, người khuyết tật được miễn phí vé. Người thuộc diện hưởng chính sách được giảm giá vé 50%.
Từ cuối năm 2023 đến nay, dinh thự bắt đầu được trùng tu, tôn tạo theo quyết định của tỉnh Lào Cai với kinh phí gần 12 tỷ đồng. Khi được sơn mới với màu chủ đạo vàng nhạt, trắng và hồng phấn, nhiều du khách và một số nhiếp ảnh gia cho rằng màu vàng quá nhạt, không tương thích với các mảng tường còn giữ màu trong tòa nhà.
Ngành du lịch Lào Cai cho biết việc trùng tu là để di tích trở thành điểm đến đặc sắc, thu hút du khách, góp phần phát triển kinh tế xã hội địa phương. Ảnh: Huy Trung
Từ cuối năm 2023 đến nay, dinh thự bắt đầu được trùng tu, tôn tạo theo quyết định của tỉnh Lào Cai với kinh phí gần 12 tỷ đồng. Khi được sơn mới với màu chủ đạo vàng nhạt, trắng và hồng phấn, nhiều du khách và một số nhiếp ảnh gia cho rằng màu vàng quá nhạt, không tương thích với các mảng tường còn giữ màu trong tòa nhà.
Ngành du lịch Lào Cai cho biết việc trùng tu là để di tích trở thành điểm đến đặc sắc, thu hút du khách, góp phần phát triển kinh tế xã hội địa phương. Ảnh: Huy Trung
Tâm Anh
Ảnh: Phương Hoàng