Làng rối nước Đào Thục – Khám phá nghệ thuật múa rối nước độc đáo

 1. Làng rối nước Đào Thục nằm ở đâu?

Làng múa rối nước Đào Thục tọa lạc ở xã Thụy Lâm, huyện Đông
Anh, Hà Nội. Nằm cách trung tâm thành phố Hà Nội khoảng 25km, dưới bờ đê của
sông Cà Lồ. Nơi đây là điểm tham quan tại Hà Nội được bao quanh bởi những cánh
đồng lúa chín bạt ngàn. Nghề múa rối là nghề truyền thống lâu đời và là nét văn
hóa độc đáo của người dân nơi này.

Làng rối nước Đào Thục trong một chiều biểu diễn hội múa rối

2. Hướng dẫn di chuyển đến Làng rối nước Đào Thục

Bởi vì nằm không quá xa trung tâm thành phố nên bạn có thể dễ
dàng đến đây bằng nhiều phương tiện khác nhau. Nếu bạn có kế hoạch thăm làng
Đào Thục thì có thể lựa chọn các loại phương tiện mà MIA.vn gợi ý dưới đây:

2.1 Di chuyển bằng ô tô hoặc xe máy:

Hướng 1: Từ trung tâm thành phố bạn di chuyển đến phía cầu
Chương Dương. Đi thẳng hết đường Nguyễn Văn Cừ, tiếp đến đi thẳng đến hết đường
Ngô Gia Tự. Đến phía cầu Đuống thì rẽ trái theo hướng quốc lộ 3. Tiếp tục đi
thêm khoảng 20km nữa đến cầu Phủ Lỗ. Từ đây bạn đi men theo triền đê sông Cà Lồ
sẽ đến làng Đào Thục.

Hướng 2: Từ trung tâm thành phố bạn di chuyển đến phía Võ
Chí Công. Qua cầu Nhật Tân thì rẽ vào phía đường Lê Hữu Tựu. Từ đây tiếp tục đi
thẳng theo dọc bờ đê sông Cà Lồ là đến.

2.2 Di chuyển bằng xe bus:

Có nhiều tuyến xe buýt mà bạn có thể bắt từ trung tâm thành
phố, một số tuyến nổi bật như: 17, 59, 54, 43. Sau đó chuyển sang xe 65 để sang
phía địa phận Thụy Lâm đến Trung Mầu. Sau khi xe dừng ở bến Thụy Lâm thì bạn đi
bộ thêm khoảng 2km sẽ đến làng Đào Thục. Đây là một trải nghiệm đáng thử do đó
bạn đừng bỏ lỡ nó trong lịch trình khám phá Hà Nội nhé!

3. Vì sao làng nghề có tên gọi là “Đào Thục”?

Theo như MIA.vn được biết qua lời kể của người dân ở đây thì
làng nghề múa rối này trước đây có tên là Đào Xá mãi đến thời Đồng Khánh thì được
đổi tên thành Đào Thục. “Thục” ở đây có thể hiểu là thục nữ, đoan thục. Sở dĩ
được đặt tên này là vì tại vùng đất Thụy Lâm có nhiều người con gái nết na,
xinh đẹp.

Làng rối nước Đào Thục được trang bị kỹ lưỡng các thiết bị cần
thiết để tổ chức hội

4. Lịch sử của làng nghề

Làng nghề rối nước Đào Thục đã bắt đầu xuất hiện từ thời Hậu
Lê. Lúc bấy giờ, trong làng có một người tên là Nguyễn Đăng Vinh. Ông giữ chức
vụ Nội giám dưới thời nhà Lê, là người Đào Xá, Yên Phong, Bắc Ninh, hiện nay là
Đào Thục, Thụy Lâm, Đông Anh. Khi còn làm quan, ông thường biểu diễn để phục vụ
trong triều đình. Bởi vì yêu thích bộ môn nghệ thuật rối nước này nên ông đã
truyền bá rộng rãi đến nhiều đời sau.

Sau này khi ông mất, người dân làng rối nước Đào Thục đã
phong thần, lập bia để vinh danh công lao và tưởng nhớ công ơn của vị tổ nghề.

Những chú rối đã sẵn sàng biểu diễn

5. Những trải nghiệm thú vị tại Làng rối nước Đào Thục

5.1 Tìm hiểu về Làng rối nước Đào Thục

Phải nói rằng làng rối nước Đào Thục có những con người chịu
khổ rất giỏi bởi để biểu diễn được bộ môn này thì người biểu diễn phải thực hiện
ở dưới mặt nước lạnh lẽo. Người biểu diễn ở đây cũng không hẳn là nghệ sĩ mà họ
có thể là những người nông dân, thợ thủ công vô cùng bình dị. Hầu hết những người
này đều giàu kinh nghiệm trong nghề. Do đó họ có thể điều khiển con rối vô cùng
tinh tế kết hợp nhịp nhàng, ăn ý với những người biểu diễn ca nhạc.

Khác với múa rối ở những làng nghề khác thì rối ở Đào Thục vừa
có thể cử động lùi, tiến, đi chéo hoặc cử động được cả 2 tay tạo nên sự chuyển
động vô cùng linh hoạt.  Rối nước tại
làng Đào Thục gây sức hấp dẫn với hơn 10 tích trò. Đa phần đều là những vở rối
truyền thống từ thời mới thành lập. Những tiết mục hầu hết đều bắt nguồn từ những
câu chuyện thường nhật gắn liền với người nông dân như cấy lúa, câu cá, chăn
trâu, đánh đu… Ngoài ra còn có những tiết mục biểu diễn theo các câu chuyện
truyền thuyết như Thạch Sanh… Một trong những nhân vật nổi tiếng và không thể
thiếu trong các buổi biểu diễn của bà con ở đây chính là chú Tễu.

Buổi biểu diễn vừa mang lại tiếng cười vừa đậm tính nhân văn

5.2 Tham quan buồng trò

Một khi đã đến làng rối nước Đào Thục và bắt đầu chuyến hành
trình khám phá Hà Nội thì chắc chắn bạn không thể bỏ qua khu vực tham quan buồng
trò – nơi những người múa rối đứng phía sau tấm rèm để điều khiển. Đặc biệt, bạn
còn được tận tay mình trải nghiệm tập điều khiển những con rối hay làm quân rối.

5.3 Tham quan gian hàng lưu niệm

Tại làng nghề này còn có những gian hàng bày bán những món đồ
lưu niệm thủ công. Bạn có thể dễ dàng bắt gặp một vài món đồ như quân rối được
làm bằng gỗ. Hoặc những gốc tre được điêu khắc thành những hình thù nghệ thuật.
Đặc biệt ở đây còn thường xuyên tổ chức những buổi ca hát văn nghệ, bạn sẽ được
thưởng thức những làn điệu dân ca vô cùng hấp dẫn. Hay những câu hát giao duyên
đậm chất truyền thống được biểu diễn bởi chính những người dân ở làng Đào Thục.

Người biểu diễn phải ngâm mình trong dòng nước này suốt mấy
tiếng đồng hồ

6. Một số lưu ý khi tham quan Làng rối nước Đào Thục

Nếu bạn lần đầu đến làng nghề múa rối Đào Thục thì đừng bỏ
qua những lưu ý này nhé:

Không phải lúc nào ở đây cũng có những tiết mục biểu diễn rối
nước do đó để tránh việc bạn đến đây mà không được thưởng thức rối nước thì hãy
liên hệ trước với nghệ nhân ở đây nhé. Một vài nghệ nhân ở làng Đào Thục nổi tiếng
như nghệ nhân Nguyễn Thế Nghị hay Nguyễn Văn Phi.

Đường vào làng có khá nhiều những cửa hàng dịch vụ cho du
khách tham quan. Nếu muốn tìm hiểu quá trình khắc những con rối bạn cũng phải
liên hệ trước để được hướng dẫn nhé.

Nếu có cơ hội ghé Làng Đào Thục thì hãy tham gia trải nghiệm
hoạt động rối nước tại đây. Đừng quên rằng nơi đây không chỉ nổi tiếng với nghề
làm mộc mà còn thu hút du khách trong nước và quốc tế bởi nét văn hoá đặc trưng
nghệ thuật múa rối nước dân gian. MIA.vn chúc bạn sẽ có một hành trình thật thú
vị tại Làng rối nước Đào Thục.

Uyên Phạm

Nguồn: MIA.VN

Bài viết được đề xuất